Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như y học cổ truyền đã chứng minh đan sâm có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh về thận.
Đan sâm (Salvia miltiorrhiza) là loại cây thảo sống lâu năm, cao từ 30-80 cm, thân hình trụ có 4 cạnh và lông mềm, lá mọc đối, cuống lá dài. Đan sâm là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền, đặc biệt nó được nghiên cứu và ứng dụng trong điều trị suy thận. Năm 1993, các nhà nghiên cứu tại Hàng Châu (Trung Quốc) đã báo cáo tác dụng của đan sâm trên bệnh nhân suy thận đang được thẩm phân phúc mạc. Kết quả cho thấy, đan sâm có thể giúp làm tăng đáng kể mức thanh thải và siêu lọc creatinine, urê, axit uric. Cơ thể tăng cường đào thải các chất cặn bã có vai trò rất quan trọng vì khi bị suy thận, khả năng loại bỏ các chất này bị suy giảm.
Đặc biệt, đan sâm đã được sử dụng rộng rãi tại Trung Quốc hơn 30 năm qua để hỗ trợ điều trị suy thận mạn. Thành phần Lithospermate B trong đan sâm có tác dụng giúp tăng cường chức năng thận, hỗ trợ thận đào thải các chất độc ứ đọng trong cơ thể như: urê, creatinin, axit uric. Các tác dụng này càng tăng cường khi đan sâm được phối hợp với thành phần chính là cây dành dành chứa nhiều chất có hoạt tính sinh học cao, kết hợp với những dược liệu quý khác như: hoàng kỳ, mã đề, linh chi đỏ… và bào chế dưới dạng viên nén thảo dược. Sản phẩm giúp giảm triệu chứng của suy thận như phù, thiếu máu, đi tiểu nhiều…; giúp bảo vệ thận, tăng cường chức năng thận, hỗ trợ điều trị suy thận và không gây tác dụng phụ.
Để phòng ngừa, hỗ trợ điều trị suy thận mạn, bên cạnh việc hàng ngày uống sản phẩm tiêu biểu có chứa thành phần chính là dành dành kết hợp với đan sâm, người bệnh cần thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý và khám sức khỏe định kỳ.