Chức năng chính của thận là loại các chất độc ra khỏi máu. Khi thận bị suy, nó không còn khả năng lọc và loại bỏ các chất độc ra khỏi máu để thải vào nước tiểu và đưa ra khỏi cơ thể. Suy thận cấp xảy ra đột ngột và là một trường hợp cấp cứu, dễ đe dọa tính mạng.

Trong suy thận cấp, bệnh nhân đái ít (thiểu niệu) và tăng cân đột ngột, khoảng 1 kg hoặc hơn mỗi ngày; phù, đặc biệt là phù mặt, kèm rối loạn tiêu hóa và buồn nôn. Khi suy thận tiến triển xấu hơn, người bệnh mệt mỏi, buồn ngủ và hơi thở có mùi nước tiểu rõ rệt.

Suy thận cấp có thể do nguyên nhân tại thận như nhiễm trùng thận, tắc nghẽn đường tiết niệu, tắc nghẽn dòng máu tới thận. Nó cũng có thể là hậu quả của sang chấn nghiêm trọng như sốc do chảy máu, chấn thương hoặc cơn đau tim, suy những cơ quan khác trong cơ thể, mất nước, sốc nhiệt, ngộ độc, bỏng rộng. Nguyên nhân gây suy thận mạn cũng tương tự, hoặc do viêm thận, đái tháo đường, xơ vữa động mạch hoặc tăng huyết áp.

Suy thận cấp có thể do nguyên nhân tại thận như nhiễm trùng thận, tắc nghẽn đường tiết niệu, tắc nghẽn dòng máu tới thận. Nó cũng có thể là hậu quả của sang chấn nghiêm trọng như sốc do chảy máu, chấn thương hoặc cơn đau tim, suy những cơ quan khác trong cơ thể, mất nước, sốc nhiệt, ngộ độc, bỏng rộng. Nguyên nhân gây suy thận mạn cũng tương tự, hoặc do viêm thận, đái tháo đường, xơ vữa động mạch hoặc tăng huyết áp.

Trong giai đoạn sớm của suy thận mạn, bệnh nhân có thể chưa biểu hiện rõ rệt. Thường các triệu chứng của suy thận mạn chỉ biểu hiện khi chức năng thận chỉ còn khoảng 10- 15%. Do đó khi phát hiện được bệnh thì thường đã ở giai đoạn muộn, gây khó khăn rất nhiều cho việc điều trị. Ở giai đoạn muộn, người bệnh có thể mất tỉnh táo, đau đầu, co giật cơ, chuột rút, tê hoặc đau ở tay và chân. Bệnh nhân sụt cân, chán ăn, buồn nôn, nôn và cảm giác có vị hôi ở miệng. Những triệu chứng muộn của cả hai thể cấp và mạn tính bao gồm ngứa da, lú lẫn, co giật và hôn mê.

Ở những giai đoạn đầu, điều trị suy thận mạn chủ yếu bằng  phương pháp bảo tồn, đó là sử dụng thuốc, chế độ dinh dưỡng và vận động giúp làm chậm tiến trình của suy thận, ngăn chặn suy thận chuyển sang giai đoạn nặng hơn đồng thời phòng ngừa các biến chứng. Và khi suy thận đã chuyển sang giai đoạn nặng, bệnh nhân bắt buộc phải được điều trị bằng phương pháp thay thế.

Dù do bất cứ nguyên nhân gì, bệnh nhân suy thận cũng phải lọc máu để loại bỏ các chất thải độc hại tích tụ trong máu. Máy chạy thận nhân tạo sẽ hút máu từ tĩnh mạch để lọc và sau đó trả lại cho cơ thể. Mỗi lần lọc máu mất 6-8 giờ; phải tiến hành nhiều lần mỗi tuần. Trong suy thận cấp, việc điều trị nguyên nhân thường có thể giúp phục hồi hoạt động bình thường của thận. Đối với suy thận mạn tiến triển, bệnh nhân phải lọc máu suốt đời trừ khi được ghép thận.

Nếu bị suy thận mạn tính, người bệnh phải tuân thủ một chế độ ăn đặc biệt theo chỉ dẫn của bác sĩ để giảm gánh nặng cho thận. Nếu nguyên nhân gây bệnh là tăng huyết áp hoặc đái tháo đường, phải khống chế các bệnh này bằng cách điều chỉnh lối sống và dùng thuốc để làm chậm tiến triển của suy thận.