Thận là cơ quan tàng trữ, tinh dịch được thận tàng trữ, vì vậy các chứng di tinh, hoạt tinh, tiết tinh… Ngoài ra, theo y học cổ truyền, thận còn có liên quan tới các tạng khác, ảnh hưởng ít nhiều đến rối loạn ở tạng phủ.

Thận thủy sinh can mộc, thận suy không nuôi dưỡng được can mộc, can âm hư sẽ khiến cho can dương bốc lên gây nên chứng huyết áp cao, co giật, động kinh…

Theo ngũ hành tương khắc, thận thủy khắc tâm hỏa, nếu thận thủy suy, không ức chế được tâm hỏa, hỏa của tâm bùng lên gây nên chứng mất ngủ, hồi hộp, lo sợ… hay còn gọi là “Tâm thận bất giao”.

Tỳ chủ tiêu hóa, có những trường hợp ăn uống được nhưng tiêu hóa kém, đại tiện ra phân sống… Theo lý luận của YHCT, thận dương chủ hỏa, tỳ thuộc thổ, hỏa sinh thổ, nếu thận dương hư, hỏa không đủ để sinh thổ, giống như nổi cơm (tỳ thổ) mà thiếu lửa (thận dương-mệnh môn hỏa) để nấu thì thức ăn trong nồi không chín được. Trường hợp này, YHCT không chỉ trị ở tùy (ngọn) mà còn điều trị ở thận dương (gốc) bệnh khỏi rất tốt.

Đã có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của những tổn thương thận, nhờ đó giúp các thầy thuốc có thể điều trị bệnh thận một cách hiệu quả. Tuy nhiên, vì đây là căn bệnh phức tạp và gây hậu quả nặng nề nên bệnh nhân cần được theo dõi sát sao và có chế độ chăm sóc đặc biệt. 

Suy thận mạn tính có thể chia làm chính hư và tà thực. Trong đó chính hư bao gồm tỳ thận khí hư, can thận âm hư, tỳ thận dương hư, khí âm lưỡng hư, âm dương suy kiệt. Tà thực bao gồm thấp trọc, thủy khí, ứ huyết, thấp nhiệt, phong động... Tại viện Y học cổ truyền Quân đội, các bác sĩ đã tiến hành nghiên cứu điều trị cho 117 bệnh nhân và đạt kết quả nhất định, các triệu chứng đau lưng, hoa mắt chóng mặt, ngứa... được cải thiện. 

Một số thuốc Đông y có tác dụng trên bệnh thận 

Những vị thuốc dưới đây có tác dụng bổ thận và trị bệnh thận hiệu quả. 

- Hoàng kỳ làm giảm đạm niệu, tăng khả năng miễn dịch. 

- Lôi công đằng làm giảm đạm niệu, tăng protein trong máu. 

- Thủy diệt làm giãn mạch máu, tăng nồng độ prostaglandin, tăng lưu lượng máu, tăng tuần hoàn ngoại vi. 

- Xuyên khung ức chế tập trung tiểu cầu, cải thiện tuần hoàn ngoại vi, chống oxy hóa, bảo vệ thận. 

- Đông trùng hạ thảo làm tăng interleukin, tăng tế bào lympho. 

- Đan sâm giúp tăng sự thanh thải của thận, tăng lưu lượng máu qua thận, chống xơ hóa thận. 

Hiện nay, nhiều bác sĩ và bệnh nhân đang có xu hướng tin tưởng và sử dụng bổ sung các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả bền vững, tiết kiệm chi phí, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài, tiêu biểu trong số đó là sản phẩm có thành phần chính là cây dành dành có hoạt tính sinh học cao, kết hợp với các dược liệu quý khác như: Đan sâm, hoàng kỳ, trầm hương, râu mèo, mã đề, linh chi đỏ,… nên giúp hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng như: mệt mỏi, phù, đau đầu, thiếu máu, tăng huyết áp; phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, tăng cường chức năng thận, giúp làm chậm diễn tiến của suy thận.

Để điều trị suy thận theo từng giai đoạn có hiệu quả, bên cạnh việc sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính là dành dành thường xuyên, bệnh nhân cần giữ tâm lý lạc quan, thoải mái, kết hợp thực hiện chế độ ăn uống khoa học,…