Cơn đau quặn thận thường bắt nguồn từ sự tắc nghẽn của viên sỏi thận trong niệu quản, có thể gây ra các cơn đau dữ dội cho bệnh nhân. Việc điều trị sớm sẽ giúp người bệnh giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm khác, đồng thời ngăn ngừa tái phát đau quặn thận. Để biết thêm thông tin chi tiết về cơn đau quặn thận, hãy cùng theo dõi bài viết sau nhé!
Cách nhận biết cơn đau quặn thận
Cơn đau quặn thận thường xảy ra khi đường tiết niệu bị viên sỏi thận làm tắc nghẽn. Những viên sỏi nhỏ có thể không gây ra triệu chứng nào đáng kể, tuy nhiên nếu viên sỏi tiết niệu lớn có thể dẫn đến những cơn đau quặn thận.
Khi xuất hiện cơn đau thận, bệnh nhân thường có các biểu hiện cụ thể sau đây:
- Đau dữ dội dọc theo một bên của cơ thể, ở giữa xương sườn và hông hoặc ở vùng bụng dưới.
- Cơn đau lan đến háng hoặc lưng của người bệnh.
- Bệnh nhân có cảm giác buồn nôn hoặc ói mửa.
Nhìn chung, cơn đau quặn thận thường xảy ra từng đợt, mỗi đợt có thể kéo dài từ 20 – 60 phút, sau đó thuyên giảm dần nhưng có nguy cơ tái phát cao. Ngoài những triệu chứng điển hình trên, cơn đau quặn thận cũng có thể đi kèm với các tình trạng khác như:
- Đau khi bệnh nhân đi tiểu tiện.
- Có lẫn máu trong nước tiểu, hoặc quan sát thấy màu nước tiểu có màu hồng, đỏ hoặc nâu.
- Nước tiểu đục hoặc có mùi hôi rất khó chịu.
- Có những mảnh sỏi nhỏ trong nước tiểu.
- Nhu cầu đi tiểu khẩn cấp.
- Đi tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường.
- Sốt và ớn lạnh (nếu bệnh nhân bị nhiễm trùng).
Trong một số trường hợp nhất định, cơn đau quặn thận có thể là một tình trạng y tế nghiêm trọng, đe doạ đến tính mạng người bệnh và cần được xử lý kịp thời. Bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu có bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào sau đây:
- Sốt cao hơn 101 độ F.
- Mất khả năng đi tiểu.
- Đau dữ dội.
- Không kiểm soát được nôn mửa.
Không kiểm soát được nôn mửa là một triệu chứng nguy hiểm của cơn đau quặn thận
Nguyên nhân gây ra cơn đau quặn thận
Nguyên nhân đau quặn thận có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, cụ thể:
Nguyên nhân gây đau quặn thận do sỏi thận
Cơn đau quặn thận có thể bắt nguồn từ sự tích tụ của các tinh thể hoặc sỏi trong thận. Khi những viên sỏi làm cản trở dòng chảy của nước tiểu, chúng có thể khiến thận bị sưng lên và tạo ra những đợt đau bụng dữ dội. Sỏi thận dẫn đến đau quặn thặn thường được tạo thành từ nhiều loại hợp chất khác nhau và cũng có thể do một số tác nhân sau đây:
- Hoá trị liệu.
- Cystine niệu – một rối loạn di truyền đặc trưng bởi sự dư thừa cystine trong nước tiểu.
- Các bệnh lý ở ruột non.
- Bệnh gút – một dạng viêm khớp do tích tụ axit uric trong khớp.
- Tăng canxi niệu – sự dư thừa canxi trong nước tiểu.
- Tăng acid uric niệu – dư thừa acid uric trong nước tiểu.
- Dị tật thận.
- Trải qua phẫu thuật.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu.
Một số yếu tố khác gây ra cơn đau quặn thận
Ngoài sỏi thận, một số yếu tố khác cũng góp phần làm tăng nguy cơ phát triển cơn đau quặn thận, bao gồm:
- Mất nước.
- Lợi tiểu quá mức.
- Chế độ ăn uống dư thừa lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể.
- Tiền sử gia đình mắc bệnh sỏi thận.
- Một số bệnh về đường ruột, chẳng hạn như bệnh Crohn.
- Thai kỳ.
- Tiền sử cá nhân mắc bệnh sỏi thận.
- Mới trải qua phẫu thuật gần đây.
- Sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng axit dựa trên canxi.
Cơn đau quặn thận có thể xảy ra do việc sử dụng các loại thuốc kháng axit
>>XEM THÊM: Cách làm giảm đau sỏi thận tại nhà hiệu quả, cực dễ làm
Cách điều trị cơn đau quặn thận
Điều trị cơn đau quặn thận sẽ bao gồm các biện pháp giảm đau và phá vỡ sỏi. Nhìn chung, tỷ lệ tái phát của cơn đau quặn thận thường rất cao, do đó bệnh nhân cần có phương pháp điều trị sớm, bao gồm:
Phẫu thuật
Phẫu thuật có thể được chỉ định cho những bệnh nhân có cơn đau quặn thận do viên sỏi lớn gây tắc nghẽn dòng nước tiểu hoặc nằm ở vị trí nguy hiểm. Một số phương pháp phẫu thuật thường được sử dụng cho các trường hợp đau quặn thận nghiêm trọng, bao gồm:
- Tán sỏi ngoài cơ thể: Là một phương pháp điều trị không xâm lấn, sử dụng sóng xung kích để phá vỡ sỏi thận thành những mảnh nhỏ hơn. Những mảnh nhỏ này có thể dễ dàng thoát ra bên ngoài qua đường nước tiểu.
- Nội soi niệu quản: Là phương pháp phẫu thuật xâm lấn, sử dụng một ống mỏng có gắn máy ảnh và đèn để đưa vào đường tiết niệu, giúp xác định vị trí của viên sỏi thận gây tắc nghẽn, sau đó loại bỏ sỏi ra khỏi cơ thể người bệnh.
- Bắn sỏi thận qua da: Bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân, bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường nhỏ ở sau thận và sử dụng thiết bị phẫu thuật để loại bỏ sỏi.
- Phẫu thuật mở loại bỏ sỏi lớn: Đối với trường hợp xuất hiện cơn đau quặn thận do viên sỏi quá lớn không thể tự đào thải ra ngoài, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật mở để loại bỏ sỏi. Phương pháp phẫu thuật này sẽ cần thời gian phục hồi lâu hơn so với những hình thức điều trị khác.
- Đặt stent niệu quản: Bác sĩ sẽ tiến hành đặt một ống mỏng vào niệu quản của bệnh nhân để giúp làm giảm sự tắc nghẽn và thúc đẩy sỏi thận đi qua dễ dàng hơn.
Điều trị cơn đau quặn thận bằng phương pháp đặt stent niệu quản
Sử dụng thuốc
Ngoài phương pháp phẫu thuật, bác sĩ cũng có thể khuyến nghị bệnh nhân bị đau quặn thận sử dụng một số loại thuốc giúp tán sỏi thận và hỗ trợ giảm đau. Dưới đây là những loại thuốc điều trị cơn đau quặn thận phổ biến, bao gồm:
- Thuốc chẹn alpha giúp sỏi dễ di chuyển qua niệu quản.
- Thuốc Allopurinol được chỉ định cho các trường hợp đau quặn thận do sỏi axit uric.
- Thuốc kháng sinh giúp điều trị nhiễm trùng.
- Thuốc lợi tiểu.
- Thuốc kiểm soát cystine giúp giảm nồng độ cystine trong nước tiểu.
- Các loại thuốc giảm đau.
- Thuốc Potassium citrate hoặc Sodium bicarbonate giúp điều chỉnh độ pH của nước tiểu và ngăn ngừa sự hình thành của sỏi thận.
- Thuốc Sodium cellulose phosphate giúp điều trị tình trạng tăng calci niệu và ngăn ngừa sỏi thận.
Sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị cơn đau quặn thận hiệu quả
Bên cạnh việc sử dụng thuốc hoặc các phương pháp phẫu thuật, bệnh nhân có thể cải thiện cơn đau quặn thận hiệu quả nhờ vào sản phẩm thảo dược. Sản phẩm này đã được nhiều nghiên cứu lâm sàng chứng minh có công dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ điều trị cho các bệnh về thận, như suy thận, suy giảm chức năng thận, và bao gồm cả cơn đau quặn thận.
Sản phẩm là sự kết hợp độc đáo của nhiều thành phần thảo dược quý trong Đông y, cụ thể:
Dành dành (thành phần chính)
Dành dành, hay còn được gọi là chi tử - một cây thuốc nam quý có khả năng hỗ trợ điều trị các tình trạng như rối loạn tiểu tiện, tiểu ra máu, hoặc viêm bàng quang. Do đó, sản phẩm đã sử dụng dành dành là thành phần chính để hỗ trợ bệnh nhân cải thiện các triệu chứng đau quặn thận của mình.
Dành dành hỗ trợ điều trị hiệu quả cơn đau quặn thận
Hoàng kỳ
Hoàng kỳ là một loại cây thân thảo, sống lâu năm và được sử dụng nhiều trong các bài thuốc y học cổ truyền đặc trị các vấn đề về gan thận, kém ăn, suy nhược cơ thể và đau nhức xương khớp.
Nhờ vào những công dụng nổi bật trên, vị thuốc Hoàng kỳ có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của cơn đau quặn thận, đồng thời hỗ trợ ngăn ngừa tái phát cơn đau hiệu quả.
Đan sâm
Đan sâm là một vị thuốc nổi tiếng trong Đông y với công dụng điều hoà kinh nguyệt, hỗ trợ điều trị ung thư, suy thận mạn và các cơn đau quặn thận do sỏi thận gây ra.
Trầm hương
Trầm hương là một phần gỗ có chứa nhiều dầu thơm, rất có lợi cho thần kinh, giúp an thần và cải thiện tâm trạng cho người bệnh, từ đó giúp hỗ trợ giảm đau hiệu quả.
Ngoài những thành phần thảo dược quý trên, sản phẩm cũng bao gồm một số vị thuốc nổi bật khác như mã đề, linh chi đỏ, bạch phục linh, râu mèo, cùng các chất như coenzyme Q10 và L-carnitine Fumarate. Sự kết hợp độc đáo giữa Đông y và Tây y giúp sản phẩm này được nhiều người dùng tin tưởng sử dụng và ghi nhận những chuyển biến tích cực về sức khỏe.
Cách phòng ngừa cơn đau quặn thận
Để phòng ngừa và tránh tái phát cơn đau quặn thận trong tương lai, bạn nên thực hiện một số bước sau đây:
- Uống ít nhất từ 8 – 10 cốc nước mỗi ngày, đồng thời cắt giảm uống sô – đa, đặc biệt là những loại có chứa axit photphoric.
- Cắt giảm lượng muối được tiêu thụ trong chế độ ăn uống thường ngày.
- Hạn chế tiêu thụ protein động vật từ các loại thực phẩm như cá, thịt đỏ và trứng.
- Hạn chế các thực phẩm có chứa nhiều oxalat, chẳng hạn như các loại hạt, rau bina và đại hoàng.
- Sử dụng thuốc kê đơn ngăn ngừa hình thành sỏi niệu quản theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Như vậy qua những thông tin trên, bạn đã biết rõ hơn về nguyên nhân và triệu chứng của cơn đau quặn thận. Việc điều trị sớm và đúng cách sẽ giúp bạn ngăn ngừa được các nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn khác.
Tài liệu tham khảo:
https://www.healthline.com/health/renal-colic
https://bpac.org.nz/bpj/2014/april/colic.aspx
https://www.healthgrades.com/right-care/kidneys-and-the-urinary-system/renal-colic