Khi bị suy giảm chức năng thận, các chức năng lọc, đào thải chất cặn bã, độc tố và nước dư thừa ra ngoài cơ thể sẽ gặp cản trở, gây ra nhiều bệnh lý về thận rất nguy hiểm. Các chuyên gia cảnh báo rằng, nguy cơ gây suy giảm chức năng thận sẽ gia tăng nếu bạn thường xuyên có thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh. Vậy đó là những thói quen nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Suy giảm chức năng thận là gì, có nguy hiểm không?

Thận đóng vai trò lọc máu, giúp cân bằng điện giải, điều hòa áp suất thẩm thấu, chuyển hóa trong cơ thể. Một khi thận suy yếu, khả năng thanh lọc và đào thải kém, chất độc tích tụ trong người gây rối loạn toàn bộ hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, thậm chí đe dọa sự sống. Chính vì vậy, sức khỏe thận luôn là điều bạn cần phải lưu tâm.

Một số bệnh về thận phổ biến có thể kể đến như:

Suy thận: Là khi thận không đủ sức thải bỏ mọi cặn bã, khiến các chất độc hại và dịch dư thừa đọng lại trong cơ thể. Căn cứ vào các chỉ số albumin, creatinine, ure, protein,… qua xét nghiệm nước tiểu sẽ biết được tình trạng của thận.

+ Sỏi thận: Khi bị sỏi thận và sỏi đường tiết niệu, bệnh nhân sẽ thấy tiểu khó, tiểu buốt, tiểu rắt, màu sắc nước tiểu thay đổi, lượng nước tiểu ít, đau vùng thắt lưng, có thể kèm theo sốt hoặc không.

+ Viêm thận: Là tình trạng viêm thường gặp do nhiễm khuẩn hoặc ngộ độc thuốc, hóa chất. Viêm thận chia thành 2 dạng, đó là viêm cầu thận cấp và viêm cầu thận mạn tính.

+ Viêm ống thận cấp: Thường là do ngộ độc chì, thuỷ ngân, sunfamit khiến người bệnh không đi tiểu được, ure máu cao, nước tiểu có protein, nhiều hồng cầu, bạch cầu trụ hình hạt.

+ Bệnh thận nhiễm mỡ: Khi thận bị nhiễm mỡ, người bệnh sẽ thấy phù đột ngột hoặc sau nhiễm khuẩn thông thường như viêm họng.

+ Hội chứng thận hư: Xảy ra khi các tác nhân gây bệnh lắng đọng ở cầu thận. Ngoài ra, nguyên nhân còn có thể đến từ việc dùng thuốc không đúng liều lượng.

6 thói quen xấu gây suy giảm chức năng thận

Những thói quen xấu hàng ngày khiến thận của bạn ngày càng suy yếu. Thậm chí, nếu kéo dài sẽ gây giảm chức năng thận, làm tăng nguy cơ suy thận trong tương lai. Cụ thể, những thói quen gây suy giảm chức năng thận bao gồm:

Uống ít nước

Chức năng quan trọng nhất của thận là lọc máu và loại bỏ độc tố cũng như chất thải độc hại ra khỏi cơ thể. Khi không uống đủ nước, lượng nước tiểu sẽ bị suy giảm. Điều này đồng nghĩa với việc thận không đủ khả năng lọc các chất thải ra khỏi cơ thể, khiến độc tố tích tụ lâu ngày và gây ra nhiều nguy hại.

Ăn mặn

Cơ thể cần muối để hoạt động. Thế nhưng, rất nhiều người lại tiêu thụ muối quá mức, dẫn đến huyết áp cao và tăng áp lực cho thận, khiến nó bị suy giảm chức năng.

Nhịn tiểu

Thói quen tưởng chừng như vô hại này lại là nguyên nhân khiến thận bị suy giảm chức năng. Bởi nước tiểu bị giữ lại thường xuyên sẽ làm tăng áp lực cho thận, dẫn đến suy thận, sỏi thận và tiểu tiện mất kiểm soát. Do vậy, tuyệt đối không được nhịn tiểu.

Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Trên thực tế, chế độ dinh dưỡng hàng ngày có mối liên hệ trực tiếp với tình trạng sức khỏe của thận. Thói quen ăn nhiều thịt động vật và các chế phẩm từ thịt nhưng lại ít rau sẽ ra tăng gánh nặng cho thận, thậm chí làm tổn thương cơ quan này. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, không nên ăn quá nhiều thịt. Đồng thời, cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học để thận được bảo vệ tốt.

Sử dụng thuốc thường xuyên trong thời gian dài

Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, việc sử dụng thuốc trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều tác hại đối với thận. Bởi vì, thuốc khi đi vào cơ thể đều được chuyển hóa ở gan và bài tiết qua thận. Vậy nên, hai cơ quan này cũng bị ảnh hưởng không nhỏ khi người bệnh phải dùng thuốc lâu ngày.

Thức khuya

Thức khuya là “kẻ thù” hàng đầu của thận nói riêng và cả cơ thể nói chung. Thường xuyên thức đêm, làm việc và nghỉ ngơi không có quy luật sẽ khiến một lượng máu lớn trong cơ thể bị tiêu hao, thể xác và tinh thần đều mỏi mệt. Không những vậy, thói quen này còn làm chức năng hệ miễn dịch suy giảm nghiêm trọng, tổn thương thận âm,...

Giải pháp ngăn ngừa và cải thiện chức năng thận hiệu quả

Suy giảm chức năng thận không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh khác. Chính vì vậy, nếu bạn vẫn đang duy trì những thói quen trên, hãy thay đổi ngay để bảo vệ thận.

Dưới đây là một số lưu ý giúp tăng cường chức năng thận:

Thứ nhất, bổ sung các thực phẩm tốt cho thận

Một số thực phẩm được cho là có khả năng bảo vệ và tăng cường chức năng thận hiệu quả. Có thể kể đến một số thực phẩm “vàng” cho thận như: Bắp cải, bí ngô, súp lơ, tỏi,… Hãy ăn uống hợp lý và cân bằng để tránh bị béo phì, thừa cân và thừa cholesterol; Hạn chế ăn mặn, giảm lượng muối trong các bữa ăn; Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn,…

Thứ hai, tập luyện thường xuyên

Hãy “vận động cho khỏe thận”, tham gia bất kỳ hoạt động thể chất nào mà bạn ưa thích như đi bộ, chạy, đạp xe đạp,... để duy trì sự năng động của cơ thể, giúp phòng tránh bệnh thận.

Thứ ba, uống nhiều nước

Nước cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể, đặc biệt là quá trình đào thải các chất cặn bã nên cần tới một lượng nước rất lớn để trung hòa những chất độc hại. Nếu thiếu nước, những chất độc này sẽ trực tiếp gây hại cho thận, thậm chí còn lưu giữ trong cơ thể rất lâu dẫn đến nhiễm độc cho cơ thể. Vì vậy, hãy bổ sung nước đầy đủ mỗi ngày (2 lít nước lọc/ngày).

Thứ tư, hạn chế sử dụng rượu, bia và thuốc lá

Rượu, bia và thuốc lá gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là thận. Do đó, nếu có sử dụng, hãy hạn chế tối đa.

Thứ năm, sử dụng sản phẩm thảo dược

Một giải pháp an toàn giúp phòng ngừa và tăng cường chức năng thận đang được nhiều chuyên gia khuyến khích sử dụng và khách hàng tin tưởng lựa chọn, đó là sản phẩm thảo dược có nguồn gốc từ cây dành dành. Theo nghiên cứu khoa học, quả dành dành chứa các hoạt chất, trong đó, crocin - một chất thuộc nhóm carotenoid được phát hiện nhiều trong cây dành dành có tác dụng rất tốt giúp ngăn ngừa và tăng cường chức năng thận, hỗ trợ cải thiện những bệnh lý về thận.

Ngoài ra, sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị suy thận còn có sự kết hợp của nhiều dược liệu quý khác như: Hoàng kỳ, đan sâm, linh chi đỏ, trầm hương, râu mèo, mã đề,… giúp tăng cường chức năng thận, cải thiện các triệu chứng của bệnh thận; Cải thiện vi tuần hoàn thận; Tăng mức thanh thải và khả năng lọc creatinine, ure, acid uric; Ngăn ngừa sự tiến triển thành suy thận. Vì thế, sản phẩm kết hợp các thành phần thảo dược còn giúp lợi tiểu, điều hòa huyết áp, bổ thận, bồi bổ khí huyết, tăng cường năng lượng cho cơ thể, cải thiện tình trạng mệt mỏi và thiếu năng lượng, thiếu máu, đáp ứng được mục tiêu điều trị triệu chứng phù, tăng huyết áp của người suy thận.

Hãy thay đổi thói quen xấu để giúp thận khỏe hơn, ngăn ngừa sự suy giảm chức năng thận. Thêm vào đó, đừng quên áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt khoa học, kết hợp sử dụng sản phẩm có thành phần chính dành dành hàng ngày để thận luôn khỏe mạnh nhé!