Cách chữa thận ứ nước bằng thuốc nam luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm tìm hiểu vì tính an toàn, chi phí vừa phải, không gây tác dụng phụ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu 3 công thức giúp đẩy lùi tình trạng thận ứ nước hiệu quả. Xem ngay nhé!

Thận ứ nước là tình trạng gì?

Thận ứ nước là tình trạng thận tổn thương khi bị giãn nở hoặc sưng to lên do nước tiểu tắc nghẽn và ứ đọng tại cơ quan này. Khi đó, cấu trúc tế bào thận bị tổn thương và suy giảm chức năng. Thận ứ nước có thể xảy ra chỉ ở một bên hoặc cả hai bên thận.

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng thận bị ứ nước. Phần lớn, nguyên nhân hình thành là do các bệnh lý gây nên. Cụ thể:

+ Sỏi thận: Sỏi thận gây tắc nghẽn niệu quản. Nếu là sỏi nhỏ, nó sẽ di chuyển từ thận xuống bàng quang. Tuy nhiên, khi sỏi to sẽ gây tắc nghẽn niệu quản, làm nước tiểu bị ứ lại trên chỗ tắc. Trong khi đó, thận vẫn tiếp tục lọc nước tiểu mà niệu quản lại bị tắc, nước tiểu không xuống được bàng quang, dẫn đến tình trạng thận ứ nước và giãn ra.

+ Sỏi bàng quang, cổ bàng quang co bất thường: Bàng quang thường chứa nước tiểu, nhưng nếu xuất hiện những khối u hoặc sỏi, phần cổ của cơ quan này có thể bị co thắt một cách bất thường, khiến việc xả nước ảnh hưởng.

+ Hẹp niệu quản (có thể mổ lấy sỏi thận trước đó), để lại vết sẹo và gây tắc nghẽn, khiến thận bị ứ nước.

+ Hẹp niệu đạo do viêm nhiễm hoặc sỏi, khiến nước tiểu không thể thoát ra ngoài được, gây tình trạng thận ứ nước.

Theo giới chuyên gia, nguyên nhân cốt lõi gây bệnh thận, trong đó có thận ứ nước được xác định là do sự suy giảm dinh dưỡng, năng lượng ở các tế bào thận.

3 cách chữa thận ứ nước bằng thuốc nam

Để chữa thận ứ nước bằng thuốc nam, bạn có thể áp dụng 3 công thức dưới đây:

Dùng lá nhãn

Cách thực hiện: Lấy một nắm lá nhãn đem rửa sạch, cắt nhỏ, phơi khô, sao vàng, hạ thổ. Đun với nước để uống hàng ngày.

Dùng rễ cỏ tranh

Theo y học cổ truyền, rễ cỏ tranh có công dụng giải độc, thanh nhiệt, chống nôn mửa, trị chứng tiểu khó, tiểu ra máu. Do đó, dược liệu này giúp cải thiện thận ứ nước.

Cách thực hiện:

- Cách 1: Sao vàng 30g rễ cỏ tranh khô cùng vài lát gừng. Phơi 3 nắng. Đem nguyên liệu trên sắc với 500ml nước đến khi còn khoảng 100ml thì chắt ra, uống trước bữa ăn tối.

- Cách 2: Chuẩn bị rễ cỏ tranh tươi, cỏ khóm, cuống lá đu đủ mỗi vị 20g. Đem tất cả thái nhỏ rồi đun với 1 lít nước đến khi còn khoảng 400ml thì dừng lại. Chắt ra uống trong ngày. Sử dụng trong khoảng nửa tháng để thấy tác dụng.

Dùng tinh bột nghệ

Nghệ chứa nhiều chất kháng viêm, chống oxy hóa, giúp cải thiện các triệu chứng của tình trạng thận ứ nước khá hiệu quả.

Cách thực hiện: Trộn 1 muỗng cà phê tinh bột nghệ vào sữa chua để ăn. Đây là công thức khá dễ làm và rất có lợi cho sức khỏe.

Các công thức chữa thận ứ nước bằng thuốc nam kể trên chỉ nên dùng với các trường hợp nhẹ. Người bệnh cũng nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng. Ngoài ra, chúng không mang lại tác dụng nhanh chóng nên cần phải kiên trì thực mới đem lại hiệu quả tốt nhất.

Cải thiện thận ứ nước nhờ sản phẩm thảo dược

Để cải thiện chứng thận ứ nước hiệu quả, ngoài việc áp dụng các bài thuốc nam nêu trên, hãy tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thường xuyên. Đặc biệt hiện nay, nhiều người còn kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược có thành phần chính cao dành dành để nhanh chóng đẩy lùi tình trạng thận ứ nước và hạn chế tái phát!

Theo đông y, cành và lá cây dành dành được biết đến trong việc giúp làm lành vết thương, cải thiện các vấn đề liên quan đến thận, suy giảm chức năng thận, tăng cường hệ miễn dịch. Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2017 chứng minh, chiết xuất từ quả và thân cây dành dành chứa hoạt chất có tác dụng bảo vệ thận, ức chế quá trình dịch chuyển biểu mô, trung mô. Do vậy ức chế quá trình xơ hóa thận, chống lại sự mất chức năng của thận.

  Danh-danh-duoc-nghien-cuu-chung-minh-tac-dung-tot-voi-than.webp

Dành dành được nghiên cứu chứng minh tác dụng tốt với thận

Kết hợp dành dành với các vị thuốc khác giúp lợi tiểu, tốt cho người mắc bệnh thận như thận ứ nước, suy thận: Đan sâm, hoàng kỳ, bạch phục linh, râu mèo, linh chi đỏ,... đem đến tác dụng phòng ngừa, giúp bổ thận, tăng cường dinh dưỡng và năng lượng cho tế bào thận, từ đó giảm tổn thương thận, làm chậm tiến trình suy thận; Bảo vệ và tăng cường chức năng thận, tăng đào thải chất độc hại ra khỏi cơ thể; Tăng cường năng lượng cho tế bào thận, giúp bổ máu, giảm nhẹ triệu chứng.