Giãn đài bể thận có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều người. Hiện nay, đối tượng mắc giãn đài bể thận đang có xu hướng trẻ hóa và đặt ra nhiều mối lo ngại cho cả cộng đồng. Vậy giãn đài bể thận nguy hiểm tới mức nào? Làm sao để cải thiện chức năng thận và phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết này!

Giãn đài bể thận là gì?

Giãn đài bể thận là tình trạng thận bị giãn nở do ứ nước, có thể xảy ra ở thận trái hoặc phải hay cả 2 bên. Theo thời gian, quá trình giãn nở này sẽ khiến thận bị biến dạng. Cụ thể là thận sẽ bị phình to và mỏng đi. Lúc này, hình dáng của thận chẳng khác gì một túi nước và có thể bị vỡ bất cứ khi nào, gây nguy hiểm tới tính mạng. Bệnh giãn đài bể thận được chia thành 3 cấp độ, cụ thể như sau:

+ Giãn đài bể thận độ 1: Đây là cấp độ nhẹ nhất của bệnh. Lúc này, người mắc không nhất thiết phải phẫu thuật mà chỉ cần theo dõi định kỳ và làm các xét nghiệm đánh giá chức năng của thận, tìm nguyên nhân để có phương pháp xử lý.

+ Giãn đài bể thận độ 2: Ở giai đoạn này, tình trạng bể thận của người bệnh đã bị giãn ra rõ rệt, chèn ép khiến thận hẹp lại, thông với nhau và hội tụ về bể thận.

+ Giãn đài bể thận độ 3: Đây là cấp độ rất nặng. Lúc này, bể thận cũng như đài thận sẽ bị giãn thành 1 nang lớn, khó có thể phân biệt được. Thận sẽ rất to, cần phải phẫu thuật can thiệp để giải quyết tình trạng nguy hiểm.

Những nguyên nhân gây giãn đài bể thận

Thông thường, nước tiểu sẽ di chuyển 1 chiều từ thận xuống niệu quản, bàng quang rồi đến niệu đạo để đào thải ra ngoài. Tuy nhiên, bất kỳ một tắc nghẽn nào xảy ra tại đường tiết niệu đều làm cản trở nước tiểu lưu thông, khiến thận bị ứ nước, dẫn đến giãn đài bể thận. Nguyên nhân gây bệnh thường gặp nhất là do sỏi tiết niệu, đặc biệt là sỏi thận rơi xuống niệu quản làm tắc nghẽn tại đây, gây ứ nước toàn bộ khu vực từ niệu quản trở lên.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác gây giãn đài bể thận như:

- Ung thư, sỏi bàng quang: Lúc đó, hiện tượng co bóp tại cổ bàng quang không còn được như bình thường, gây tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu, dẫn đến ứ nước.

- Ngoài ra, cũng có một số nguyên nhân khác như u xơ tuyến tiền liệt, ung thư cổ tử cung, rối loạn chức năng bàng quang,...

Những dấu hiệu điển hình cảnh báo bệnh bao gồm: Đau bụng, thường bắt đầu từ hông, lưng, dần dần lan xuống háng kèm theo đổ mồ hôi, buồn nôn, có thể đi tiểu ra máu,... Trong trường hợp giãn đài bể thận mạn tính sẽ xuất hiện những triệu chứng như: Mệt mỏi, buồn nôn, rối loạn nhịp tim, co thắt cơ bắp,…

Bệnh giãn đài bể thận có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm của bệnh còn tùy thuộc vào cấp độ giãn đài bể thận mà khả năng hồi phục và ảnh hưởng đến chức năng thận – tiết niệu cũng khác nhau. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu, các biểu hiện giãn đài bể thận thường tiến triển âm thầm nên dễ bị bỏ qua. Thế nhưng, dù trong bất kỳ trường hợp nào, đây cũng là một tình trạng nguy hiểm, cần sớm có biện pháp xử lý để nhanh chóng khơi thông đường tiểu, tránh gặp phải biến chứng nguy hiểm như:

+ Nhiễm trùng thận: Khi thận bị ứ nước, nước tiểu sẽ tích tụ lâu ngày tại thận tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm, nhiễm trùng kẽ thận, đài thận,… Bệnh thường tái phát lại nhiều lần, làm ảnh hưởng đến chức năng thận.

+ Vỡ thận: Là tai biến cấp tính đe dọa tính mạng, vách thận giãn mỏng quá mức kết hợp áp lực trong thận tăng cao khiến thận vỡ đột ngột, người bệnh có nguy cơ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

+ Suy thận: Các tế bào thận bị phá hủy, mất đi chức năng lọc máu và loại bỏ chất độc hại ra khỏi cơ thể. Từ đó, sức khỏe của người bệnh suy kiệt dần, phải chạy thận nhân tạo liên tục hoặc ghép thận để duy trì sự sống.

Cách điều trị giãn đài bể thận

Việc điều trị giãn đài bể thận phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Mục tiêu chính là giảm tải áp lực lên thận, bảo vệ chức năng thận cũng như loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Có các phương pháp điều trị bệnh như sau:

Đặt ống thông tiểu

Hầu hết các trường hợp giãn đài bể thận do thận ứ nước, hướng khắc phục đầu tiên là đặt ống thông tiểu để tạo dòng chảy cho phép nước tiểu lưu thông, giảm áp lực lên thận. Ống thông tiểu có thể được luồn qua niệu đạo hoặc đặt trực tiếp ngay tại thận qua một vết mổ nhỏ.

Điều trị nguyên nhân cơ bản

Khi giải tỏa được những áp lực lên thận, lúc này, cần tập trung điều trị nguyên nhân gây tắc nghẽn, mà chủ yếu là do sỏi thận, sỏi tiết niệu. Bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc để giúp xoa dịu nhanh các triệu chứng, tạo điều kiện đào thải sỏi dễ hơn như: Thuốc giãn cơ trơn niệu quản, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, kháng sinh, thuốc lợi tiểu, muối kali citrat, thuốc giảm nồng độ acid uric.

Ngoài ra, để đẩy nhanh quá trình loại bỏ sỏi ra khỏi cơ thể, hạn chế nguy cơ biến chứng và phải phẫu thuật, các chuyên gia khuyên người bệnh nên kết hợp thuốc tây cùng một số sản phẩm thảo dược giúp bài sỏi, hỗ trợ điều trị giãn đài bể thận. Từ xa xưa, ông bà ta đã sử dụng các vị thảo dược như dành dành, đan sâm, hoàng kỳ, trầm hương, linh chi đỏ,… để bồi bổ thận, hỗ trợ điều trị giãn đài bể thận, phục hồi và cải thiện chức năng thận.

Sự kết hợp này không chỉ làm giảm nhanh triệu chứng đau quặn, tiểu buốt, tiểu rắt do giãn đài bể thận gây ra mà còn giúp bào mòn, giảm kích thước để đào thải sỏi ra ngoài cũng như tăng cường chức năng thận, giảm nguy cơ biến chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát sau điều trị. Không những vậy, thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính dành dành còn giúp tăng cường chức năng thận; Cải thiện vi tuần hoàn thận, tăng mức thanh thải và khả năng lọc creatinine, ure, acid uric. Hơn nữa, sản phẩm còn giúp lợi tiểu, điều hòa huyết áp, bổ thận, bồi bổ khí huyết, tăng cường năng lượng cho cơ thể, cải thiện tình trạng mệt mỏi và thiếu năng lượng, thiếu máu, đáp ứng được mục tiêu điều trị triệu chứng phù, tăng huyết áp của người suy thận nói chung và giãn đài bể thận nói riêng.

Ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ thì áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng góp phần kiểm soát tình trạng giãn bể thận hiệu quả. Cụ thể:

+ Hạn chế ăn nhiều đạm động vật.

+ Giảm lượng muối khi chế biến thực phẩm.

+ Giảm lượng thực phẩm chứa vitamin C.

+ Bổ sung nhiều chất xơ từ rau, củ, quả.

+ Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều canxi.

+ Bổ sung đủ 2 – 2,5 lít nước/ngày.

Phẫu thuật tán/mổ hở lấy sỏi

Khi sỏi kích thước lớn làm ứ nước, giãn đài bể thận cấp độ nặng thì người bệnh không nên trì hoãn việc phẫu thuật, tránh nguy cơ suy thận, vỡ thận. Hiện nay, một số phương pháp can thiệp thường áp dụng trong điều trị sỏi tiết niệu bao gồm:

– Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung kích.

– Nội soi tán sỏi qua da.

– Tán sỏi ngược dòng.

– Mổ hở lấy sỏi.

Bên cạnh đó, phẫu thuật có thể được tiến hành nhằm mục đích loại bỏ các khối u, sửa chữa đoạn niệu quản bị chít hẹp, cắt bỏ tuyến tiền liệt phì đại,… nếu nguyên nhân gây giãn đài bể thận là do các bệnh lý này.

Nắm được những thông tin về bệnh giãn đài bể thận cũng như mức độ nguy hiểm của nó sẽ giúp lựa chọn phương pháp điều trị hợp lý, kịp thời. Các chuyên gia khuyên bạn nên áp dụng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học, kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược có thành phần dành dành mỗi ngày để thận luôn khỏe mạnh nhé!