Thận ứ nước là bệnh khá phổ biến ở hệ tiết niệu, có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Vậy thận ứ nước có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Thận ứ nước có nguy hiểm không?
Trả lời câu hỏi “thận ứ nước có nguy hiểm không”, chuyên gia cho biết: Nước bị ứ trong thận là thận đang bị tổn thương, sưng, phù nề. Do đó, nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Mức độ nguy hiểm của bệnh phụ thuộc vào tình trạng tắc nghẽn. Nếu phát hiện bệnh ở cấp độ 1, tổn thương thận có thể được phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu không được điều trị ngay từ giai đoạn đầu, bệnh sẽ tiến triển nhanh chóng sang độ 3 và 4. Khi đó, mức độ tổn thương thận lên đến 70 - 95%, dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như:
- Tăng huyết áp đột ngột do điều hòa khí huyết không ổn định.
- Chức năng thận suy giảm do ứ nước, các chất thải không được đưa ra ngoài cơ thể. Lâu dần, chúng tích tụ lại, lắng đọng ở thận gây sỏi thận, nhiễm trùng thận, suy thận.
- Vỡ thận nếu thận bị ứ nước quá mức. Biến chứng này nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ đe dọa tính mạng của người bệnh.
Câu hỏi khác cũng được nhiều người quan tâm là “thận ứ nước ở thai nhi có nguy hiểm không”. Dù bệnh không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, nhưng sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe người mẹ và sự phát triển bình thường của thai nhi. Nhiều trường hợp thai nhi vẫn phát triển bình thường, tuy nhiên sau khi ra đời trẻ có những biểu hiện bất thường ở hệ bài tiết và chậm phát triển hơn so với những đứa trẻ đồng trang lứa.
Thận ứ nước ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
>>> XEM THÊM: Thận ứ nước có mấy độ? Phương pháp điều trị hiệu quả là gì? XEM NGAY!
Bệnh thận ứ nước được điều trị như thế nào?
Việc điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây thận ứ nước. Nguyên tắc điều trị chung của bệnh này như sau:
- Loại bỏ yếu tố gây tắc nghẽn.
- Ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Phòng ngừa rối loạn điện giải.
- Tích cực phục hồi chức năng thận tổn thương do ứ nước.
Các phương pháp điều trị được chỉ định điều trị dựa theo nguyên nhân bao gồm:
- Sử dụng thuốc kháng sinh để ngăn ngừa hoặc điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Thuốc giảm đau.
- Đặt ống thông (stent) mỏng vào bàng quang thông qua niệu đạo hoặc trực tiếp đặt vào thận qua phẫu thuật để dẫn nước tiểu ra ngoài.
- Phẫu thuật: Nếu người bệnh đáp ứng kém với thuốc giảm đau sẽ được chỉ định phẫu thuật tái tạo dị dạng bẩm sinh, tán hoặc mổ lấy sỏi tiết niệu, phẫu thuật cắt bỏ khối u,...
Cách phòng ngừa thận ứ nước tiến triển sang giai đoạn nặng
Đối với thận ứ nước do sỏi, có thể phòng ngừa bằng cách xây dựng chế độ ăn giảm muối, bổ sung chất xơ và vitamin từ các loại rau củ, trái cây. Đồng thời hàng ngày phải uống đủ nước để tăng khả năng bào mòn sỏi và ngăn ngừa sỏi tái phát.
Bên cạnh đó, để phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn, bạn cần hạn chế tối đa nguy cơ viêm nhiễm đường tiết niệu bằng cách: Quan hệ tình dục an toàn, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không ngâm mình trong những vùng nước bị ô nhiễm.
Đặc biệt, bạn cần hạn chế tối đa việc nhịn tiểu. Nước tiểu ứ đọng trong bàng quang quá lâu cũng là nguyên nhân gây nên sỏi thận và nhiễm trùng.
Thảo dược giúp cải thiện tình trạng thận ứ nước, phòng ngừa chuyển biến sang suy thận
Hiện nay, sử dụng sản phẩm thảo dược trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý về thận đang là xu hướng mới được nhiều chuyên gia đánh giá cao bởi hiệu quả toàn diện, an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng. Tiêu biểu như sản phẩm có thành phần chính là thảo dược dành dành.
Rất nhiều nghiên cứu tại các bệnh viện và trường đại học tại Trung Quốc vào năm 2017 đã chứng minh hoạt chất trong quả cũng như thân cây dành dành có tác dụng cải thiện đáng kể tổn thương thận, chống xơ hóa thận, tăng cường lưu lượng máu đến thận.
Dành dành hỗ trợ điều trị thận ứ nước, phòng nguy cơ suy thận hiệu quả
Sản phẩm còn là sự kết hợp của nhiều thảo dược khác như: Đan sâm, hoàng kỳ, râu mèo, mã đề, linh chi đỏ,... giúp lợi tiểu, cải thiện chức năng thận, hỗ trợ điều trị thận ứ nước, phòng nguy cơ suy thận hiệu quả.
Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc “thận ứ nước có nguy hiểm không?” để người đọc hiểu rõ tầm quan trọng của việc phòng ngừa và bảo vệ chức năng thận. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh thận ứ nước và sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính dành dành, hãy để lại thông tin liên hệ dưới phần bình luận, chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc.