Nang thận có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều người. Tình trạng này có thể gặp ở cả nam và nữ giới với những triệu chứng không mấy rõ ràng. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng lắng nghe chuyên gia tư vấn về mức độ nguy hiểm của nang thận và cách chữa trị cũng như phòng ngừa tái phát sao cho hiệu quả nhất. Đừng bỏ lỡ!

Nang thận là tình trạng như thế nào?

Thận là cơ quan quan trọng có chức năng lọc, bài tiết chất cặn bã và cân bằng điện giải trong cơ thể. Sở dĩ thận có thể thực hiện tốt nhiệm vụ đó là nhờ vào các đơn vị thận hay còn gọi với tên nephron. Trong mỗi quả thận có chứa khoảng 1 triệu nephron. Hàng ngày, chúng sẽ thực hiện công việc lọc chất thải và đẩy xuống bể thận để đi ra ngoài bằng đường tiểu. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà các đơn vị thận bị suy yếu hoặc tắc nghẽn, không thể thải độc tố ra mà tích tụ ngược lại trong thận thành túi chứa gọi là nang thận. Có rất nhiều loại nang thận: Bệnh nang thận trái, nang thận phải, đa nang và đơn nang.

Nang này xuất phát từ nhu mô thận, có hình bầu dục hay hình cầu. Kích thước của nang thay đổi từ khoảng 1cm tới hàng chục cm, thường chỉ có một nang nhưng đôi khi thấy vài nang ở 1 hoặc cả 2 thận. Nang ở thận thuộc loại lành tính, ít có biểu hiện lâm sàng và thường được phát hiện qua siêu âm. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, biến chứng của nang thận có thể vô cùng nguy hiểm.

Nang thận có nguy hiểm không?

Nang thận có nguy hiểm không là mối quan tâm của rất nhiều người khi mà bệnh khó phát hiện bởi những triệu chứng ít rõ ràng. Người bệnh chỉ nhận thấy sự thay đổi khi cơ thể có các dấu hiệu như: Tiểu ra máu, đau rát, tiểu buốt; Đau 1 hoặc 2 bên hông, lưng; Da dẻ xanh xao và có thể bị sốt do nhiễm trùng nang.

Theo các chuyên gia, bệnh nang thận được chia thành 3 loại với những tác động khác nhau đến cơ thể người mắc:

Nang thận đơn độc

Với tỷ lệ khoảng 30 - 40% bệnh nhân có thể mắc phải, từ độ tuổi 50 trở lên, tương đối phổ biến. Bệnh khá lành tính vì chỉ gây ê ẩm bên hông khi nang phát triển lớn hơn. Chính vì thế, chỉ khi thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe, chụp CT-scan hoặc siêu âm mới có thể phát hiện loại nang thận này. Đối với nang kích thước nhỏ (dưới 6cm) thì sẽ không ảnh hưởng gì hay cần bất kỳ sự can thiệp nào về mặt y học. Nhưng đừng chủ quan, vì nếu nang lớn hơn sẽ cần đến phẫu thuật để tránh tình trạng bệnh chuyển biến xấu hơn, ảnh hưởng đến chức năng thận về lâu dài.

Thận nhiều nang

Thận nhiều nang có thể gây ra sự tắc nghẽn, ứ đọng nước dịch ở nhiều đơn vị thận hơn là nang thận đơn.

Thận đa nang

Thận đa nang thường xảy ra do yếu tố di truyền, có thể gây biến chứng nguy hiểm như: Nhiễm trùng, tụ mủ, sỏi trong nang, nang hóa ác, nang thận quá to gây chèn ép hoặc dẫn đến vỡ nang.

Phát hiện bị nang thận thì nên điều trị như thế nào?

Nếu bệnh nang thận không gây đau hay khó chịu thì bạn không cần điều trị. Nhiễm trùng sẽ được xử trí bằng kháng sinh. Nếu nang lớn gây đau, bác sĩ có thể dẫn lưu chúng bằng kim dài đâm qua da. Nếu nghi ngờ có khối u, bạn cần theo dõi để phát hiện kịp thời ung thư thận. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ phẫu thuật để làm nang ngưng chảy máu và cắt bỏ u hay khối nghi ngờ là u. Khi ghép thận, thận bị bệnh được giữ nguyên, trừ khi chúng gây nhiễm trùng hay tăng huyết áp. Bệnh nang thận thường sẽ biến mất sau khi ghép thận.

Ngoài ra, để cải thiện bệnh hiệu quả thì chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng, người bị nang thận cần hết sức lưu ý. Cụ thể:

- Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, không ăn quá no một lúc.

- Nên ăn một số loại hoa quả có lợi cho thận như: Dưa hấu, táo, lê,… Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều kali như: Chuối, khoai tây, cà chua, bơ,…

- Ăn nhạt, ít chất đạm, hạn chế dầu mỡ.

- Không ăn nội tạng động vật, các loại nấm, đồ ăn chua, cay, nóng, có tính kích thích, hạn chế thực phẩm đông lạnh, chế biến sẵn,…

- Uống nước vừa phải. Có thể uống sữa nhưng không nên uống quá nhiều.

Bên cạnh đó, để phòng tránh bệnh nang thận nguy hiểm, bạn nên tuân thủ kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi khoa học, không uống rượu, bia, hút thuốc lá,…

Giải pháp cải thiện nang thận hiệu quả nhờ thảo dược thiên nhiên

Từ xa xưa, các vị thuốc đông y có tác dụng lợi tiểu như: Sa tiền tử, trạch tả, mã đề, nước mát nấu từ râu bắp,… được sử dụng để kiểm soát triệu chứng nang thận. Nếu có biểu hiện rối loạn chức năng bài tiết nước tiểu thì sẽ sử dụng các bài thuốc như lục vị, bát vị. Ngoài ra, cành và lá cây dành dành cũng được biết đến trong việc giúp làm lành vết thương cũng như cải thiện các vấn đề liên quan đến thận, suy giảm chức năng thận, tăng cường hệ miễn dịch. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, quả dành dành chứa nhiều hoạt chất, trong đó, crocin – một chất thuộc nhóm carotenoid có tác dụng tốt với tất cả các vấn đề về thận và hỗ trợ điều trị nang thận hiệu quả. 

Để tăng cường tác dụng của dành dành, các nhà khoa học đã lấy thảo dược này làm thành phần chính, kết hợp với nhiều dược liệu quý khác:

- Đan sâm: Vị thuốc này có tác dụng tăng cường chức năng thận, cải thiện vi tuần hoàn thận, làm tăng đáng kể mức thanh thải và siêu lọc creatinine, ure, acid uric.

- Hoàng kỳ: Giúp giảm protein niệu, bảo vệ thận khỏi sự phá hủy, cải thiện chức năng thận, ngăn chặn nguy cơ suy thận do nang thận gây ra.

- Trầm hương: Là vị thuốc đông y quý hiếm, có tác dụng bổ khí, tăng cường sức khỏe cho cơ thể, nhất là với thận.

- Bạch phục linh: Có tác dụng lợi thủy, thẩm thấp, làm lợi niệu, giảm phù thũng do nang thận gây ra.

- Râu mèo: Có tác dụng lợi tiểu, tăng thải clorua, acid uric, ure – những chất độc ứ đọng khi bị nang thận.

- Mã đề: Có tác dụng lợi tiểu, tăng thải acid uric dư thừa, bổ thận, hỗ trợ điều trị nang thận hiệu quả.

- Linh chi đỏ: Cải thiện chức năng thận bằng nhiều con đường khác nhau, triệt tiêu các superoxide (gốc tự do), giúp bảo vệ gan và cấu trúc thận khỏi sự phá hủy, đây là điều cần thiết với người đang bị nang thận.