Sỏi thận và triệu chứng của bệnh

Sỏi thận hình thành khi một số chất, chẳng hạn như canxi, oxalate và axit uric trở nên tập trung đủ để tạo thành tinh thể cứng trong thận. Trong đó, có khoảng 80 - 85% số trường hợp là sỏi canxi. Phần còn lại là sỏi axit uric, hình thành ở những người có độ pH trong nước tiểu thấp. Sỏi thận có thể không gây ra triệu chứng cho đến khi nó di chuyển xung quanh thận hoặc đi vào niệu quản - ống nối giữa thận và bàng quang. Tại thời điểm đó, bạn có thể gặp các dấu hiệu sau:

- Đau dữ dội ở bên hông và lưng, dưới xương sườn. 

- Đau lan xuống bụng dưới và háng. 

- Đau từng đợt và dao động theo cường độ. 

- Đau khi đi tiểu.

- Nước tiểu màu hồng, đỏ hoặc nâu, đục hoặc có mùi hôi.

- Đi tiểu với lượng nhỏ và thường xuyên hơn bình thường.

- Buồn nôn và ói mửa.

- Sốt và ớn lạnh nếu có nhiễm trùng.

Bị sỏi thận uống gì?

Dưới đây là những loại nước uống giúp phòng ngừa và cải thiện sỏi thận, bạn có thể áp dụng như:

Nước lọc

Khi bị sỏi thận, bạn nên uống từ 2 - 2,5 lít nước/ngày. Việc uống nhiều nước không những thanh lọc cơ thể, giải nhiệt, giải khát mà còn tốt cho hệ tiêu hóa và hạn chế sỏi thận. Bởi vì khi uống nhiều nước sẽ giúp nước tiểu loãng ra, nồng độ khoáng chất hình thành sỏi cũng giảm hẳn. 

Nước cam, chanh tươi

Đây được coi là thức uống tốt cho người bị sỏi thận. Theo nghiên cứu, nước cam, chanh đều chứa nhiều citrat - đây là chất giúp chống lại sự hình thành sỏi trong cơ thể. Không những vậy, nước cam, chanh còn chứa nhiều vitamin giúp thanh lọc và tiêu độc hiệu quả.

Nước dừa

Theo Y học cổ truyền, nước dừa không chỉ bổ sung năng lượng cho cơ thể mà còn giúp tăng sản xuất hormone tuyến giáp và lợi tiểu. Khi nước dừa được bổ sung vào cơ thể sẽ có xu hướng bài tiết nhanh hơn, vì thế mà các chất cặn bã lắng tụ cũng được đẩy ra ngoài. Không những thế, uống nước dừa thường xuyên còn giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu hay sỏi bàng quang.

Nước lá trầu bà

Lá trầu bà có tác dụng lợi tiểu và bào mòn sỏi. Đây là một trong những loại lá trị sỏi thận hiệu quả. Bạn có thể sử dụng lá trầu bà trị sỏi thận như sau: Lấy khoảng 5 – 10 lá trầu già, cho vào nồi đun cùng 3 bát nước. Đun nhỏ lửa cho đến khi cạn còn 1 bát nước là được. Mỗi ngày uống 1 bát, dùng liên tục trong vòng 10 ngày. 

Nước chuối hột

Theo các nghiên cứu, trong chuối hột có chứa chất làm tan sỏi, nếu bạn kiên trì sử dụng sẽ cải thiện bệnh. Cách thực hiện như sau: Lấy 50g lát chuối hột thái mỏng đã sao vàng và hạ thổ đem sắc thành nước uống. Hãm vào ấm như pha trà và chia ra uống nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, nếu bạn bị đau dạ dày thì không nên uống nước sắc chuối hột quá đặc.

Bị sỏi thận không nên ăn gì?

Ngoài việc bổ sung các loại nước uống có lợi cho việc cải thiện bệnh, thì người bị sỏi thận cũng nên lưu ý những thực phẩm cần tránh. Đa số người bị sỏi thận cần hạn chế các thực phẩm giàu axit oxalic. Bởi vì, loại axit này sẽ làm ức chế quá trình hấp thu kẽm và canxi trong cơ thể gây sỏi oxalat. Bên cạnh đó, ngoài những sản phẩm từ thịt thì các loại rau như: Rau muống, rau dền chứa nhiều axit oxalic nhất. Những loại rau có hàm lượng oxalat cao khác bao gồm: Cần tây, tỏi tây, đậu bắp, củ cải, rau cải, khoai lang, đậu xanh, đậu tương, cải xoăn, rau bina (rau cải bó xôi), bắp cải, cải xoong, ớt, bí, rau mồng tơi, cải thìa, rau diếp, bồ công anh, củ cải đường, cà chua, cà rốt, cà tím, đậu đũa,…

Không những vậy, người bị sỏi thận nên cố gắng ăn nhạt vì giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng có thể hạn chế oxalat trong nước tiểu. Nên hạn chế lượng muối ăn (chỉ 2,5g) mỗi ngày. Tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất purin gây sỏi thận như: Cá khô, thịt khô, tôm khô, lạp xưởng, các loại mắm, lòng heo, lòng bò. Hạn chế uống trà vì nó có thể làm trầm trọng thêm và tăng kích thước sỏi. Sỏi thận có thể gây đau đớn và ảnh hưởng tới chất lượng sống của người bệnh. Tuy nhiên, tình trạng này có thể được kiểm soát bằng cách tuân thủ chỉ định dùng thuốc, thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược.