Các dấu hiệu và nguyên nhân gây thận ứ nước

Đau khởi phát vùng hạ sườn hoặc hông lưng, sau đó lan xuống phía dưới hoặc ra sau. Có thể xuất hiện tình trạng tăng huyết áp nên làm người bệnh thấy đau đầu, do thận tăng tiết renin, khi loại bỏ được nguyên nhân ứ nước ở thận thì huyết áp trở lại bình thường. Bên cạnh đó, nhiều người bị thận ứ nước lâu này còn có biểu hiện rối loạn khả năng cô đặc nước tiểu, tỷ trọng nước tiểu thấp.

Trong siêu âm người ta phân loại thận ứ nước độ 1,2.. không mang ý nghĩa nặng hay nhẹ mà chỉ xem có biến chứng nhiễm trùng hay không và tắc nghẽn bao lâu. Mức độ  chuyên môn quan tâm là sự bế tắc  nước tiểu từ thận xuống bàng quang và đạc biệt là biến chứng nhiễm trùng dễ dẫn đến sốc  nguy cơ tính mạng.

Những nguyên nhân hay gặp là sỏi thận, sỏi tiết niệu, viêm đường tiết niệu làm đường niệu bị chít hẹp. Một số dị dạng bẩm sinh như có van niệu đạo, hiện tượng trào ngược bàng quang - niệu quản cũng có thể gây ra bệnh. Bên cạnh đó, những nguyên nhân khác như u xơ tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt, các khối u ở vùng chậu, hông, tình trạng có thai... cũng gây khả năng chèn ép, làm tắc nghẽn đường niệu dẫn đến nhiều rối loạn ở hệ thống tiết niệu và một số cơ quan khác trong cơ thể. Bệnh không có tính di truyền. Để cải thiện bệnh thận ứ nước trước hết phải loại bỏ được nguyên nhân gây bệnh. Chị nên đi khám tại các chuyên khoa tiết niệu để được hỗ trợ điều trị sớm và đúng.

Điều trị thận ứ nước

Hỗ trợ điều trị thận ứ nước phải tuỳ từng trường hợp cụ thể. Nguyên tắc chung là loại bỏ yếu tố gây tắc (phẫu thuật tái tạo các dị dạng bẩm sinh, mổ cắt và bóc các khối u, tán hoặc mổ lấy sỏi tiết niệu...); chống nhiễm khuẩn bằng các loại kháng sinh; chống rối loạn nước điện giải bằng truyền dịch; cải thiện suy thận bằng chế độ ăn giảm chất đạm, lọc máu ngoài thận. Khi suy cả hai thận không phục hồi thì phải cắt cả hai thận rồi tiến hành chạy thận nhân tạo chu kỳ và ghép thận.

Theo y học cổ truyền thận ứ nước chua có tên gọi nhưng theo dấu hiệu lâm sàng có thể hình dung  thể bệnh thường  gặp là huyết ứ, thấp nhiệt, thận hư nên phương pháp trị: hoạt huyết hóa ứ trừ thấp bổ thận.

-  Nếu Huyết ứ trội (Đau tức lưng cố định, tiểu khó, lưỡi tím...) dùng bài  Huyết phủ trục ứ thang gia giảm

Sài hồ 12g, chỉ xác 10g, ngưu tất 12g, cam thăo 8g, đương quy 10g, xuyên khung 12g, xích thược 12g, hương phụ 12g, hồng hoa 12g, đào nhân 8g, xa tiền tử 12g, tỳ giải 10g. ích trí nhân 8g.

- Nếu thấp nhiệt trội (tiểu buốt, sốt, người nặng nề…biểu hiện nhiễm trùng tiểu) dùng bài Tỳ giả phân thanh ẩm gia giảm; gồm Tỳ giải 14g, thạch xương bồ 12g, ích trí nhân 10g, ô dược 12g, ngưu tất 12g, xa tiền 12g, kim tiền thảo 40g, thổ phụ linh 12g.

- Nếu thận hư ( tùy âm hay dương) thể hiện đau âm ỉ lưng, kéo dài, cơ thể suy nhược… có thể dùng bài lục vị gia giảm, gồm: thục địa 12g, hoài sơn 12g, sơn thù 10g, trạch tả 12g, bạch linh 10g, đơn bì 10g, ngưu tất 12g, đổ trong 12g.

Theo cách chữa dân gian, khi phát hiện thận ứ nước có thể dùng số thuốc nam sắc uống cũng mang lại hiệu quả khả quan. Bài thuốc thường dùng nhất gồm kim tiền thảo 100g, râu mèo 20g, lá đại bi 15g, tất cả dạng khô, sắc uống ngày 1 thang 2 nước sáng chiều liên tục 5-7 ngày. Có thể nấu với 3 lít nước sôi 15 phút, để nguội thay nước uống trong ngày. 

Dự phòng thận ứ nước

Đây là cách tốt nhất, mỗi ngày ta nên uống nhiều nước (2-3 lít), giảm ăn mặn, cần ăn nhiều rau quả. Điều cần nhất mỗi khi mắc tiểu ta nên đi tiểu ngay, không cố nén quá lâu, nước tiểu ứ lâu là nhân tố nhiễm trùng tiểu và hóa sỏi. Mỗi năm cần siêu âm ít nhất một lần để xem tình trạng thận của mình.