Hội chứng thận hư gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bệnh nhân. Để chẩn đoán hội chứng thận hư một cách chính xác, bác sĩ sẽ dựa vào các chỉ số xét nghiệm cần thiết. Vậy đó là những chỉ số nào và ý nghĩa của các xét nghiệm này đánh giá chức năng thận ra sao? Lời giải đáp sẽ có trong nội dung bài viết dưới đây. ĐỪNG BỎ LỠ!

Hội chứng thận hư là gì, có nguy hiểm không?

Mỗi quả thận gồm 1 triệu bộ lọc để làm sạch máu có độc. Thận khỏe sẽ giữ lại những chất quan trọng được gọi là protein trong máu. Cơ thể chúng ta cần protein để phát triển và tự sửa chữa. Hội chứng thận hư là tình trạng rối loạn khi thận bài tiết quá nhiều protein cùng với nước tiểu ra khỏi cơ thể. Hầu hết các lứa tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh, tuy nhiên, bệnh thường gặp nhất là ở trẻ em. Hội chứng thận hư thường không gây đau đớn nhưng vấn đề tích nước trong cơ thể để lại sự căng thẳng và khó chịu. Biểu hiện thường là sưng vùng mắt, mắt cá chân, bụng trướng lên, lượng nước tiểu ít đi và xuất hiện bọt, cơ thể suy nhược, chán ăn, mức cholesterol cao hơn bình thường do tổn thương thận. Ngoài ra, nếu không phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

- Suy dinh dưỡng: Lượng protein qua đường nước tiểu mất đi nhiều nhưng không được bù vào, kèm theo đó là tình trạng chán ăn do giảm dịch ruột, phù gan và nội tạng nên người bệnh dễ bị suy dinh dưỡng.

- Nhiễm khuẩn: Khi bị hội chứng thận hư sẽ có hiện tượng giảm IgM, IgG, giảm bổ thể trong huyết tương do mất qua nước tiểu, cùng với tình trạng suy dinh dưỡng sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Đó có thể là viêm mô tế bào, zona, viêm phổi, nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm phúc mạc tiên phát, nhiễm khuẩn huyết do phế cầu và các loại vi khuẩn khác,…

- Suy thận: Rối loạn nước và điện giải, khả năng lọc máu gặp trục trặc có thể khiến các chất thải tích tụ, gây suy thận.

- Tắc nghẽn tĩnh mạch: Nhất là tĩnh mạch thận (gặp trong khoảng 5 – 60% số trường hợp). Nguyên nhân được cho là do rối loạn đông máu gây nên.

Để chẩn đoán hội chứng thận hư cần những xét nghiệm nào?

Để chẩn đoán hội chứng thận hư chính xác, chuyên gia thường dựa vào triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm cần thiết như: Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu và sinh thiết thận. Cụ thể:

- Xét nghiệm máu: Nếu bị hội chứng thận hư, xét nghiệm máu sẽ cho thấy mức độ thấp của albumin protein (hạ glucose máu). Tình trạng này thường liên quan đến sự gia tăng cholesterol và triglycerid máu. Creatinine huyết thanh và urê máu cũng có thể được đo để đánh giá chức năng thận tổng thể.

Xét nghiệm máu bao gồm: Định lượng protein toàn phần trong huyết tương, định lượng albumin huyết thanh, điện di protein huyết tương thấy alpha 2 globulin tăng. Ngoài ra, cần làm thêm xét nghiệm máu lắng, hồng cầu và hemoglobin.

- Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm này có thể cho thấy những bất thường trong nước tiểu, chẳng hạn như xuất hiện một lượng lớn protein. Người bệnh có thể được yêu cầu lấy mẫu nước tiểu trong vòng 24 giờ để đo chính xác lượng protein trong nước tiểu. Các xét nghiệm tìm tế bào niệu, trụ niệu, thể mỡ lưỡng chiết, trụ mỡ, trụ hạt, hồng cầu niệu, bạch cầu niệu,... cũng có thể được tiến hành.

- Sinh thiết thận: Sinh thiết để chẩn đoán thể tổn thương mô bệnh học thận là rất cần thiết ở người mắc hội chứng thận hư. Người bệnh có thể nhận được đề nghị sinh thiết, lấy một mẫu mô thận nhỏ để xét nghiệm. Trong sinh thiết thận, một cây kim đặc biệt sẽ được đưa qua da rồi vào thận. Mô thận được thu thập và gửi đến phòng thí nghiệm.

Cách điều trị hội chứng thận hư

Các triệu chứng của hội chứng thận hư thường bắt đầu cải thiện trong 2 - 3 tuần  tuân thủ chỉ định điều trị bằng chế độ ăn uống hợp lý và dùng thuốc. Người bị hội chứng thận hư có thể cần nhiều loại thuốc khác nhau như: Thuốc ức chế miễn dịch (prednisone và cyclophosphamide); Thuốc lợi tiểu (furosemid) làm giảm sưng phù; Thuốc ức chế men chuyển (ACE); Thuốc statin,… Bởi vì những người mắc hội chứng thận hư có xu hướng xuất hiện cục máu đông ở chân nên cần tích cực vận động hoặc được chỉ định dùng thuốc chống đông máu.

Để kiểm soát hội chứng thận hư, người bệnh cần phải kiên trì và tuân thủ theo sự hướng dẫn của các chuyên gia về loại thuốc điều trị cũng như chế độ ăn uống, sinh hoạt. Chế độ dinh dưỡng được khẳng định góp phần trong hỗ trợ cải thiện triệu chứng hội chứng thận hư, cụ thể:

- Không nên ăn quá nhiều muối: Một khẩu phần ăn quá mặn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận. Tốt nhất, hãy ăn những đồ nhạt và thanh đạm để giảm bớt áp lực cho thận.

- Hạn chế dầu mỡ: Không cần kiêng hoàn toàn nhưng bạn nên hạn chế tối đa những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ. Nên thay mỡ động vật bằng các loại dầu nguồn gốc tự nhiên như dầu đậu nành, dầu oliu, đậu tương,...

- Không nên uống bia, rượu và chất kích thích: Những đồ uống này có thể trực tiếp phá hoại nhiều cơ quan trong cơ thể như gan, phổi, tim và thận. Đồng thời, còn làm tê liệt, giảm khả năng hoạt động của những cơ quan này.

- Không ăn nội tạng động vật: Trong nội tạng động vật chứa chất không tốt, khiến cho việc bài tiết và lọc nước tiểu ở thận trở nên khó khăn hơn, lâu ngày còn có nguy cơ mắc các bệnh như sỏi thận, viêm đường tiết niệu,...

- Cung cấp đầy đủ lượng đường tinh bột hàng ngày.

- Bổ sung đầy đủ vitamin D và chất sắt. Tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu vitamin A, C, selenium, các loại vi chất, món ăn giàu canxi. 

- Lượng nước uống vào cơ thể phải đảm bảo nhiều hơn lượng nước tiểu 0,5l. Nếu có triệu chứng giảm natri máu thì cần hạn chế uống nước hơn.

Hỗ trợ cải thiện chức năng thận nhờ sản phẩm thảo dược

Bên cạnh việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học, người mắc hội chứng thận hư nên tìm đến giải pháp tích cực hơn, tăng cường chức năng thận ngay từ bên trong cơ thể, đó là bổ sung các thảo dược tốt cho thận, giúp phục hồi chức năng thận. Từ xa xưa, ông bà ta đã sử dụng các vị thảo dược như dành dành, đan sâm, hoàng kỳ, trầm hương, linh chi đỏ,… để bồi bổ, phục hồi và cải thiện chức năng thận.

Sản phẩm giúp cải thiện chức năng thận, giảm tổn thương thận và làm chậm diễn tiến hội chứng thận hư, tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây suy giảm chức năng thận là bởi sự tổn thương mạch máu ở cầu thận do các bệnh lý như: Tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh lupus,... gây ra. Bên cạnh đó, sản phẩm thảo dược này còn giúp tăng cường vi tuần hoàn thận, bảo vệ thận khỏi sự phá hủy, hạn chế tình trạng giữ nước và natri từ đó giảm được triệu chứng phù, cải thiện chức năng thận, làm chậm diễn tiến của bệnh. Sản phẩm còn giúp lợi niệu, làm tăng đào thải clorua, acid uric, ure - những chất ứ đọng trong cơ thể khi thận bị suy.

Ngoài ra, việc kết hợp các thành phần trên với các thảo dược như: Đan sâm, trầm hương, L-carnitine giúp bổ thận, bồi bổ khí huyết, tăng cường năng lượng cho tế bào thận, đáp ứng được mục tiêu điều trị cải thiện tình trạng mệt mỏi và thiếu năng lượng, thiếu máu, tăng sức khỏe toàn trạng cho bệnh nhân bị hội chứng thận hư.

Nắm được thông tin về các xét nghiệm chẩn đoán hội chứng thận hư sẽ giúp xác định bệnh sớm và lựa chọn hướng điều trị phù hợp. Để cải thiện hội chứng thận hư đạt hiệu quả cao, bên cạnh việc áp dụng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và tập luyện khoa học, bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược mỗi ngày.