Sỏi thận là tình trạng cực kỳ đau đớn và người mắc có thể sẽ sớm cần sự trợ giúp y tế. Theo Quỹ thận quốc gia, 1 trong 10 người sẽ trải qua sỏi thận tại một số thời điểm trong đời. Đi tiểu nhiều là dấu hiệu phổ biển của bệnh sỏi thận. Hiện tượng này gây ra những phiền toái và bất tiện cho sức khỏe cũng như trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy đi tiểu nhiều do sỏi thận phải làm sao? Đây là câu hỏi được nhiều người đặt ra cho những chuyên gia về đường tiết niệu. Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề cốt lõi của sỏi thận qua bài viết dưới đây!

“Mất ăn mất ngủ” chỉ vì sỏi thận gây đi tiểu nhiều lần

Sỏi thận, còn được gọi là sỏi niệu, được tạo ra khi một số chất trong nước tiểu bao gồm canxi, oxalat và đôi khi axit uric kết tinh. Các khoáng chất và muối này tạo thành các tinh thể, sau đó có thể kết hợp với nhau và tạo thành sỏi thận. Sỏi thận gây đau khi chúng đi xuống và chặn niệu quản, dẫn đến sự sao lưu nước tiểu vào thận.

Hầu hết người bị sỏi thận có xu hướng hình thành sỏi do dư thừa một số khoáng chất và muối trong nước tiểu. Bệnh sỏi thận phổ biến hơn ở người trung niên so với người cao tuổi và thường gặp ở nam giới hơn phụ nữ. Bằng chứng y khoa cho thấy, uống quá ít chất lỏng có thể làm trầm trọng thêm quá trình oxy hóa hóa của nước tiểu, khiến cho sỏi hình thành.

Các triệu chứng của sỏi thận bao gồm:

  • Đau dữ dội bắt đầu ở phía sau và bên sườn, di chuyển về phía háng hoặc tinh hoàn (ở nam giới).
  • Buồn nôn và ói mửa với cơn đau sườn liên tục.
  • Xuất hiện máu trong nước tiểu.
  • Sự thôi thúc đi tiểu thường xuyên.

Đôi khi, nhiễm trùng cũng xuất hiện và có thể gây ra các triệu chứng như: Sốt và ớn lạnh; Đi tiểu đau; Nước tiểu có bọt hoặc mùi hôi,…

Một số người mắc phải bệnh sỏi thận phản ánh, cứ 20 – 30 phút họ lại muốn đi tiểu. Nếu như uống nước thường xuyên thì tần suất thôi thúc phải đi tiểu sẽ xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn hơn. Mặc dù nước tiểu rất ít, đôi khi còn gây ra hiện tượng tiểu khó, tiểu rắt. Chính vì vậy, nó ảnh hưởng lớn đến cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày. Bởi vì triệu chứng sỏi thận có thể cho thấy dấu hiệu của các vấn đề tiết niệu khác, chuyên gia sẽ xác nhận tình trạng của bạn với một đánh giá bao gồm: Xét nghiệm nước tiểu, máu và hình ảnh.

 “Chặn đứng” hiện tượng đi tiểu đêm nhiều lần do sỏi thận, ngủ một mạch tới sáng nhờ sản phẩm thảo dược

Nếu sỏi có kích thước nhỏ, nó sẽ tự đi ra khỏi cơ thể trong vòng vài ngày hoặc vài tuần. Chuyên gia sẽ khuyên bạn nên uống nhiều nước - ít nhất 3 lít mỗi ngày và kê một số loại thuốc giảm đau, thuốc chẹn alpha, thuốc mở niệu quản, cho phép sỏi được đào thải ra ngoài. Nếu các biến chứng phát triển, chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn niệu quản, viên sỏi phải được phẫu thuật để loại bỏ. Tuy nhiên, phẫu thuật sỏi thận tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy cơ mà có thể sỏi vẫn tái phát sau đó. Bên cạnh đó, người bị sỏi thận nên xây dựng chế độ ăn như sau:

  • Nên tăng cường những thực phẩm cá thay cho thịt.
  • Hạn chế sử dụng nhiều thực phẩm chứa canxi.
  • Tăng cường ăn những chất xơ có trong trái cây và rau xanh.
  • Tuyệt đối không sử dụng những thực phẩm có chứa nhiều chất oxalate.
  • Không ăn nội tạng động vật bởi nó chứa nhiều purin sẽ làm tăng nguy cơ sỏi thận.

Đi tiểu nhiều là tình trạng do sỏi thận gây ra, nó ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như công việc của người mắc. Việc đi tiểu nhiều còn khiến mất ngủ nếu đi tiểu nhiều vào ban đêm, làm cơ thể luôn mệt mỏi và căng thẳng. Lựa chọn sử dụng một số loại thảo dược tốt cho thận sẽ giúp giải quyết vấn đề này nhanh gọn nhất. Từ xa xưa, ông bà ta đã sử dụng các vị thảo dược như dành dành, đan sâm, hoàng kỳ, trầm hương, linh chi đỏ,… để bồi bổ thận, lưu thông khí huyết.