Điều trị sỏi thận như thế nào là thắc mắc của rất nhiều người khi gặp phải tình trạng này và mong muốn tìm được cách chữa phù hợp. Để đạt được mục tiêu phòng ngừa và hỗ trợ điều trị sỏi thận, hiện nay, nhiều người đã tìm kiếm và lựa chọn giải pháp từ sản phẩm thảo dược. Vậy sản phẩm này có công dụng cụ thể như thế nào?
Sỏi thận là gì?
Sỏi thận là những tinh thể rắn, tạo nên từ khoáng chất và muối có trong nước tiểu, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Thành phần của sỏi thận là các chất khoáng tạo tinh thể như canxi, natri, oxalat, acid uric… Thông thường, những chất này có thể hòa tan trong nước tiểu, nhưng khi ở nồng độ quá cao, chúng sẽ lắng đọng và kết tinh tạo thành sỏi. Sỏi thận khi mới hình thành có kích thước nhỏ và thường tự đào thải ra ngoài thông qua đường tiểu. Tuy nhiên, khi sỏi có kích thước lớn, chúng sẽ khó đi ra ngoài theo đường tiểu, gây tắc nghẽn đường tiết niệu và ngăn chặn dòng chảy của nước tiểu.
Tại thời điểm đó, bạn có thể gặp các dấu hiệu sau:
- Đau dữ dội ở bên hông và lưng, dưới xương sườn.
- Đau lan xuống bụng dưới và háng.
- Đau từng đợt với mức độ nặng nhẹ khác nhau.
- Đi tiểu thường xuyên, tiểu rắt.
- Nước tiểu màu hồng, đỏ hoặc nâu, đục, có mùi hôi.
- Đi tiểu với lượng nhỏ và thường xuyên hơn bình thường.
- Đau và rát khi đi tiểu.
- Buồn nôn và ói mửa.
- Sốt và ớn lạnh nếu có nhiễm trùng.
Để nhận biết rõ hơn triệu chứng của bệnh sỏi thận, mời bạn theo dõi nội dung video dưới đây với những tư vấn đến từ chuyên gia Trần Quang Đạt.
Nguyên nhân gây sỏi thận là gì?
Bệnh sỏi thận có rất nhiều nguyên nhân mà bạn không ngờ tới như:
+ Thói quen ăn mặn: Đây chính là nguyên nhân chính dẫn tới sỏi thận. Bởi khi bạn dung nạp một lượng lớn muối vào cơ thể trong thời gian dài, sẽ khiến thận phải hoạt động liên tục để bài tiết nhiều canxi.
+ Không ăn các loại quả có múi như cam, quýt chứa citrate - một hợp chất giúp giảm sự hình thành của sỏi thận.
+ Ăn nhiều thịt: Việc ăn quá nhiều thịt đỏ, thịt gia cầm sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn người bình thường. Một nghiên cứu dịch tễ học năm 2014 đã chứng minh điều này, những người thường xuyên ăn thịt sẽ có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận từ 30 - 50%.
+ Uống ít nước, dùng nhiều soda: Thông thường, chuyên gia sẽ khuyên bạn nên uống 8 ly nước mỗi ngày để giảm nguy cơ sỏi thận. Tuy nhiên, không phải loại nước nào cũng đều tốt. Soda chứa đường có thể làm tăng tỷ lệ sỏi thận đến 23%, ngoài ra, fructose (một loại đường) trong nước ngọt cũng làm tăng hóa chất gây sỏi thận.
+ Những người bị bệnh liên quan tới đường ruột: Những căn bệnh này làm tăng nguy cơ mất nước, giảm hấp thu citrat tại ruột. Lượng nước tiểu ít, citrat niệu thấp khiến sỏi dễ dàng hình thành hơn.
+ Dùng quá nhiều thuốc nhuận tràng: Lạm dụng thuốc nhuận tràng làm cản trở khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và cũng có thể gây ra sự mất cân bằng điện giải, liên quan đến sỏi thận.
+ Uống quá nhiều trà đá: Ở Anh, một người đàn ông đã được đưa tới bệnh viện vì bệnh suy thận sau khi uống quá nhiều trà đá. Người đàn ông này ngày nào cũng uống khoảng 8 ly trà đá, gấp đôi người bình thường. Do trong trà (nhất là trà đen) chứa nguồn oxalate cao, có thể tập trung lại trong nước tiểu tạo thành sỏi thận.
Điều trị sỏi thận như thế nào?
Việc loại bỏ sỏi thận không quá khó khăn bởi hiện nay các phương pháp điều trị rất đa dạng. Tùy vào tình trạng bệnh sẽ được chỉ định các phương pháp chữa trị phù hợp. Dưới đây là các phương pháp điều trị sỏi thận.
Điều trị nội khoa
Khi sỏi có kích thước nhỏ hoặc giai đoạn đầu của bệnh sỏi thận, các bác sĩ có thể cân nhắc tới việc điều trị nội khoa. Đây được xem là phương pháp khá an toàn, phù hợp với đại đa số người bệnh và còn đem lại sự hiệu quả trong điều trị. Đối với điều trị sỏi thận bằng thuốc tây y, người bệnh có thể sử dụng những nhóm thuốc sau: Thuốc điều trị những cơn đau quặn do sỏi thận gây ra gồm: Nhóm thuốc kháng viêm không steroid hoặc nhóm á phiện; Thuốc làm tan và đẩy sỏi ra khỏi cơ thể; Thuốc làm tan, bào mòn sỏi; Thuốc đẩy sỏi ra khỏi cơ thể.
Điều trị ngoại khoa
Các bác sĩ sẽ cân nhắc tới hướng điều trị ngoại khoa, lấy sỏi ra ngoài, khi kích thước sỏi quá lớn gây ra những tổn thương và biến chứng nghiêm trọng, cần được cấp cứu tức thời. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp hiện đại được sử dụng như: Tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, phẫu thuật nội soi lấy sỏi…
+ Tán sỏi ngoài cơ thể: Đây là phương pháp chữa trị ít xâm lấn, sử dụng sóng điện từ tiếp xúc làm vỡ sỏi, sau đó đẩy chúng ra ngoài. Phương pháp này thường áp dụng để loại bỏ sỏi đài bể thận không quá cứng và có đường kính dưới 20mm.
+ Lấy sỏi thận qua da: Đây là phương pháp dùng ống soi đưa vào thận, sau đó tiếp cận sỏi rồi dùng sóng kích hoặc laser làm vỡ chúng. Cách này thường được chỉ định khi bệnh nhân mắc sỏi nhiễm khuẩn, ứ mủ thận.
+ Phẫu thuật nội soi lấy sỏi: Phương pháp ít xâm lấn chỉ định cho sỏi có kích thước trên 15mm, sỏi 1/3 trên niệu quản hoặc sỏi bể thận.
+ Phẫu thuật mổ mở: Đây là phương pháp chữa bệnh truyền thống đã có từ lâu nhưng ngày nay ít được sử dụng bởi mức độ xâm lấn cao, dễ để lại sẹo, biến chứng ở người bệnh sau phẫu thuật. Phương pháp này áp dụng cho những sỏi kích thước lớn hoặc khi chữa trị bằng các phương pháp khác không có hiệu quả.