Viêm cầu thận cấp là gì?

Viêm cầu thận cấp xảy ra khi các cầu thận bị viêm nhiễm, dẫn đến mất chức năng loại bỏ những chất thải khỏi cơ thể. Tình trạng này khiến cho những chất thải tích tụ gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Ở người lớn, đa số bệnh viêm cầu thận cấp xuất hiện sau khi bị nhiễm khuẩn mũi họng. Trái lại, ở trẻ em, bệnh viêm cầu thận cấp xảy ra sau nhiễm khuẩn ngoài da và thường chiếm tỉ lệ cao. Bệnh lưu hành tản phát nhưng đôi khi có thể gây dịch trong một quần thể dân cư với điều kiện vệ sinh kém.

Nguyên nhân gây bệnh viêm cầu thận cấp là gì?

Viêm cầu thận cấp làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình lọc bỏ chất thải trong máu ra khỏi cơ thể, công suất mỗi ngày giảm dần. Tình trạng này kéo dài trong một thời gian nhất định, có thể khiến bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận để duy trì sự sống.Theo các chuyên gia, có một số nguyên nhân gây bệnh, bao gồm:

- Nhiễm trùng: Viêm cầu thận cấp có thể phát triển sau khi mắc các bệnh liên quan đến vùng họng như: Đau họng, viêm họng. Ngoài ra, hệ thống miễn dịch suy giảm cũng được xem là tiền đề phát triển bệnh.

- Lupus: Nhiều công trình nghiên cứu y khoa đã khẳng định rằng, bệnh lupus có mối liên hệ chặt chẽ với viêm cầu thận cấp vì chúng được cho là ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trên cơ thể như da, khớp, tim, phổi,...

- Bệnh lý thận IgA: Những triệu chứng của bệnh này thường không được biểu hiện rõ ràng và cụ thể. Bệnh diễn biến âm thầm trong nhiều năm và tình trạng nước tiểu có lẫn máu là triệu chứng chính.

Cách nhận biết viêm cầu thận cấp

Biểu hiện của bệnh viêm cầu thận cấp phụ thuộc vào mức độ phát triển hoặc nguyên nhân chính gây ra bệnh. Cụ thể:

Giai đoạn khởi phát

- Mệt mỏi: Cảm giác mệt mỏi toàn thân và đi kèm với tình trạng sốt nhẹ 38 – 39 độ C không rõ nguyên nhân chính xác.

- Đau tại vùng thắt lưng: Ở giai đoạn khởi phát, người bệnh thường có cảm giác đau nhẹ tại vùng thắt lưng 2 bên.

- Rối loạn tiêu hóa: Phần lớn bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn đầu thường có những triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như: Chán ăn, đau bụng,...

Giai đoạn toàn phát

- Màu nước tiểu: Nước tiểu có màu trà, sẫm màu là biểu hiện rõ ràng nhất chứng minh bạn đang mắc căn bệnh nguy hiểm kể trên.

- Hiện tượng phù nề: Ban đầu, tình trạng này có thể xuất hiện ở vùng mặt, sau đó nhanh chóng ảnh hưởng đến toàn thân (tay, chân, mắt cá chân,...)

- Tiểu ít: Hiện tượng đi tiểu ít với số lượng giảm đáng kể hoặc vô niệu cũng được cho là những dấu hiệu cảnh báo bệnh đang xảy ra.

- Tăng huyết áp: Phần lớn bệnh nhân được chẩn đoán mắc viêm cầu thận cấp thường có huyết áp cao hơn bình thường.

Điều trị viêm cầu thận cấp

Bên cạnh việc nghỉ ngơi hợp lý, ăn nhẹ, hạn chế muối và giảm đạm, thì vấn đề dùng thuốc điều trị viêm cầu thận là hết sức quan trọng, như:

Sử dụng kháng sinh

Nếu có nhiễm khuẩn, chuyên gia sẽ kê cho bạn sử dụng các loại thuốc kháng sinh như penicilin dạng uống hoặc tiêm. Hoặc có thể sử dụng liệu trình kết hợp giữa penicilin và thuốc ức chế enzym beta – lactamase.

Điều trị triệu chứng

+ Điều trị tăng huyết áp: Tùy từng trường hợp có thể sử dụng một số loại thuốc để điều trị như: Nhóm thuốc ức chế men chuyển (gây tác dụng phụ là ho, tăng kali máu,…); Nhóm thuốc chẹn thụ thể; Nhóm chẹn beta giao cảm; Nhóm chẹn kênh canxi (gây tác dụng phụ là làm tăng nhịp tim và bốc hỏa;…)

+ Điều trị phù: Tùy theo mức độ phù mà có thể sử dụng thuốc lợi tiểu cho hợp lý. Tuy nhiên thuốc lợi tiểu thường được sử dụng nhất là một sulfamid lợi niệu. Loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ như: Giảm huyết áp, mất nước, giảm kali trong máu, tăng acid uric máu,…

Hỗ trợ điều trị viêm cầu thận cấp bằng sản phẩm thảo dược

Việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh trong điều trị viêm cầu thận cấp để lại những tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe, nhất là với trẻ em. Bên cạnh việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học, người bị viêm cầu thận cấp nên tìm đến các giải pháp tích cực hơn, tăng cường chức năng thận ngay từ bên trong cơ thể, đó là bổ sung thảo dược để giúp phục hồi chức năng thận. Từ xa xưa, ông bà ta đã sử dụng những vị thảo dược như dành dành, đan sâm, hoàng kỳ, trầm hương, linh chi đỏ,… để bồi bổ, giúp phục hồi và cải thiện chức năng thận