Hiện nay, số người mắc nang thận ngày càng gia tăng nhanh chóng. Vậy nang thận có nguy hiểm không? Mặc dù đây là bệnh lành tính nhưng khi phát triển tới mức nào đó, nó sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Cụ thể, vấn đề này như thế nào? Người bị nang thận nên và không nên ăn gì để sớm cải thiện? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có câu trả lời.

Nang thận là gì có nguy hiểm không?

Mỗi người có 2 quả thận, thận phải và thận trái, được cấu tạo bởi khoảng 1 triệu nephron. Mỗi nephron đều có nhiệm vụ lọc, tái hấp thu và bài tiết nước tiểu vào một hồ chứa chung là bể thận. Từ bể thận, nước tiểu sẽ chảy theo niệu quản xuống bàng quang để khi bạn buồn đi tiểu, chúng sẽ được bài xuất ra ngoài. Nếu một đơn vị thận bị viêm, có sỏi thì nước tiểu sẽ ứ lại, hình thành một bọc chứa nước. Nước này không được đưa ra ngoài sẽ tái hấp thu lại những phần cặn lưu trữ, tạo ra nang thận. 

Người ta thường chia nang thận ra thành 3 loại: Nang thận đơn độc, thận nhiều nang (từ 2 nang trở lên) và thận đa nang. Cụ thể: 

+ Nang thận đơn độc: Đây là bệnh phổ biến, chiếm tỷ lệ 1/3 số người bệnh trên 50 tuổi. Bệnh không gây biến chứng, ít có biểu hiện rõ ràng. Khi nang lớn có thể gây đau bên hông lưng.

+ Thận nhiều nang: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tắc nghẽn nhiều đơn vị thận, dẫn đến sự hình thành nhiều nang thận.

+ Thận đa nang: Thận đa nang có thể gây biến chứng nguy hiểm như: Nhiễm trùng, tụ mủ, sỏi trong nang, nang hóa ác, nang thận quá to gây chèn ép hoặc dẫn đến vỡ nang.

Nhiều người thắc mắc rằng: Nang thận có nguy hiểm không? Trong trường hợp khi nang còn nhỏ sẽ không gây ra bất cứ triệu chứng gì. Khi u nang làm thận phình to, sẽ thay thế gần hết các chức năng của thận, dẫn đến bệnh thận mạn tính và khiến chức năng ngày càng suy giảm. Bệnh thận mạn tính có thể dẫn đến suy thận giai đoạn cuối, cần phải ghép thận hoặc lọc máu để duy trì sự sống. U nang trong bệnh thận đa nang có số lượng rất nhiều và gây ra không ít biến chứng, chẳng hạn như: Huyết áp cao, u nang trong gan và các vấn đề về mạch máu ở não, tim.

U nang thận đôi khi có thể gây biến chứng, bao gồm:

- Nhiễm trùng, gây sốt và đau đớn.

- Vỡ  nang gây đau dữ dội ở lưng hay cạnh sườn.

Nang thận có phải mổ không?

Nang thận có nhiều kích cỡ to nhỏ khác nhau. Các nang này hầu hết đều lành tính và khó có thể chữa khỏi. Nang thận thường khiến người bệnh bị rối loạn tiểu tiện, tiểu buốt, tiểu ra máu, nước tiểu có mùi và màu lạ. Không những thế, chúng khiến người bệnh bị đau tức vùng hông và ổ bụng, thậm chí còn gây nhiễm trùng kèm sốt cao.

Nang thận thường được phát hiện khi người bệnh thực hiện siêu âm và xét nghiệm liên quan tới chứng năng thận. Vậy nang thận có phải mổ không?

+ Đối với trường hợp nang thận nhỏ và không gây ra nhiều biến chứng nguy hại cho cơ thể, bạn có thể tiến hành điều trị bằng thuốc mà không cần phẫu thuật.

+ Còn đối với những nang thận có kích cỡ lớn hơn 6cm, bạn cần tiến hành mổ ngay. Bởi vì, khi nang phát triển quá to, chúng sẽ chèn ép lên các mô thận và dẫn đến suy thận.

Ngày nay, nhờ tiến bộ của y học hiện đại nên có nhiều phương pháp điều trị nang thận như:

- Chọc hút nang thận và bơm chất làm xơ hóa dưới hướng dẫn của siêu âm. Phương pháp này có tỷ lệ tái phát cao (70% sau 3 tháng).

- Mổ hở cắt chóp nang: Phương pháp này gây đau nhiều, thời gian nằm viện dài, để lại sẹo gây mất thẩm mỹ, bệnh nhân hồi phục sức khỏe chậm.

- Phẫu thuật nội soi cắt chóp nang: Phẫu thuật nội soi cắt chóp nang thận có nhiều ưu điểm như: Số ngày nằm viện ngắn, vết mổ rất nhỏ (0.5 - 1cm), đau ít, người bệnh hồi phục sức khỏe nhanh. Hiện nay, phẫu thuật nội soi cắt chóp nang là phẫu thuật an toàn và hiệu quả nhất.

Người mắc nang thận nên ăn gì, kiêng gì?

Để cải thiện hiệu quả nang thận, ngoài việc điều trị theo phác đồ, người bệnh cần có một chế độ ăn hợp lý. Vậy người bị nang thận nên ăn gì và kiêng ăn gì?

+ Người bị nang thận cần ăn nhạt: Không nên ăn quá 2 – 4g muối trung bình mỗi ngày.

+ Chế độ ăn phải giàu năng lượng, tăng khoảng 30% so với người bình thường và nên chia nhỏ thành 4 – 6 bữa/ngày.

+ Người bị nang thận nên chọn các món luộc và rau xanh như bắp cải, súp lơ,…

+ Nên ăn một số loại hoa quả tươi có lợi cho thận như: Táo, lê,…

+ Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều kali như: Chuối, khoai tây, cà chua, bơ,…

+ Không ăn đồ chứa nhiều dầu mỡ.

+ Không ăn nội tạng động vật: Bởi loại thực phẩm này sẽ khiến thận gặp khó khăn trong việc thải lọc.

+ Không ăn những thực phẩm cay nóng như: Ớt, hạt tiêu,…

+ Không ăn đồ chua.

+ Hạn chế thực phẩm đông lạnh, chế biến sẵn,…

+ Uống nước vừa phải, có thể thay thế bằng sữa nhưng không nên dùng quá nhiều.

+ Bên cạnh đó, bạn nên tuân thủ kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi khoa học, không uống rượu, bia, hút thuốc lá,…

Hỗ trợ điều trị nang thận bằng sản phẩm thảo dược

Từ xa xưa, các vị thuốc Đông y có tác dụng lợi tiểu như: Sa tiền tử, trạch tả, mã đề, nước mát nấu từ râu bắp,… được sử dụng để kiểm soát triệu chứng khi bị nang thận độ 1 hay độ 2. Nếu có triệu chứng rối loạn chức năng bài tiết nước tiểu thì có thể sử dụng các bài thuốc như lục vị, bát vị. Ngoài ra, cành và lá cây dành dành cũng được biết đến trong việc giúp làm lành vết thương và chữa các vấn đề liên quan đến thận, suy giảm chức năng thận, điều hòa huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, quả dành dành có chứa nhiều hoạt chất, trong đó, crocin – một chất thuộc nhóm carotenoid có tác dụng tốt trên tất cả các vấn đề về thận, hỗ trợ điều trị suy thận, nang thận hiệu quả. 

Để tăng cường tác dụng của dành dành, các nhà khoa học đã lấy thảo dược này làm thành phần chính, kết hợp với nhiều dược liệu quý khác như đan sâm, mã đề, bạch phục linh,. Nhờ những thảo dược kể trên, sản phẩm có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nang thận, làm chậm tiến trình suy thận, tăng cường chống oxy hóa, lợi tiểu, giúp bảo vệ thận. Hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng và biến chứng của suy thận như: Phù, đi tiểu thường xuyên, tăng creatinin huyết hoặc protein niệu.