Nắm được nang thận phải là gì, có nguy hiểm không và cách kiểm soát bệnh hiệu quả là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về vấn đề này. Nang thận mặc dù lành tính nhưng khi phát triển tới mức nào đó sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn tình trạng này.
Nang thận phải là gì?
Trước khi tìm hiểu nang thận phải là gì, hãy cùng xem cấu tạo của thận. Trong cơ thể mỗi người đều có 2 quả thận là thận phải và thận trái, chúng được cấu tạo bởi khoảng 1 triệu nephron. Mỗi nephron đều có nhiệm vụ lọc, tái hấp thu và bài tiết nước tiểu vào một hồ chứa chung là bể thận. Từ bể thận, nước tiểu sẽ chảy theo niệu quản, xuống bàng quang để khi bạn buồn đi tiểu, chúng sẽ được bài xuất ra ngoài.
Một đơn vị thận bị tắc nghẽn vì lý do nào đó, nước tiểu sẽ ứ lại và hình thành nên túi chứa nước được gọi là nang thận. Nang thận phải là tình trạng thận bên phải có nang chứa dịch. Nang này xuất phát từ nhu mô thận, có hình bầu dục hoặc hình cầu. Kích thước của mỗi nang cũng thay đổi, từ 1 - 10cm, một số trường hợp ít gặp, nang có thể to hơn 10cm. Bệnh xuất hiện ở cả nam và nữ, tăng dần theo độ tuổi: 0,22 - 0,55% ở trẻ em, 20% ở tuổi 40, 33% (60 tuổi) và khoảng 40% (trên 80 tuổi).
Nguyên nhân gây bệnh hiện chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, một số yếu tố được coi là tiềm ẩn nguy cơ dẫn tới nang thận như:
+ Người mắc các bệnh lý viêm thận, xơ thận, thận có sỏi.
+ Người già trên 50 tuổi.
+ Yếu tố di truyền.
+ Người thường xuyên uống rượu, hút thuốc lá.
Nang thận phải nguy hiểm như thế nào?
Nhiều người thắc mắc: Nang thận phải có nguy hiểm không? Nang thận mặc dù lành tính nhưng nếu không điều trị tốt sẽ dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm và đặc biệt là có thể gây suy giảm chức năng thận, rồi suy thận. Ngoài ra, nang thận phải còn gây ra một số biến chứng nguy hiểm khác như:
Xuất huyết nang
Khi bị nang thận phải, nếu không điều trị tốt hay dinh dưỡng không phù hợp sẽ khiến tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn. Một số trường hợp do độc tố và chất thải ứ đọng quá nhiều gây chèn ép lên các nang có thể khiến người bệnh rơi vào tình trạng xuất huyết nang khá nguy hiểm.
Gây sỏi thận
Tình trạng nang thận phải trong thời gian dài mà không có hướng điều trị hiệu quả sẽ khiến các cặn bã kết tụ lại, tạo thành tinh thể cứng chính là sỏi thận. Theo thời gian, sỏi thận sẽ phát triển với nhiều kích thước khác nhau và tạo thành các cơn đau quặn vùng ổ bụng.
Nhiễm trùng nang
Các tổn thương do nhiễm trùng nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến người bệnh chịu nhiều đau đớn. Cơn đau vùng ổ bụng sẽ xuất hiện thường xuyên và dữ dội hơn. Nhiều trường hợp, các tổn thương do viêm nhiễm quá nặng có thể gây hoại tử ở thận.
U nang thận
U nang thận hình thành khi nang thận phải đã chuyển sang giai đoạn mạn tính và dần vôi hóa. Khi kết hợp với các chất cặn bã ứ đọng và nước tiểu, khối u nang sẽ dần dần hình thành.
Bị nang thận phải cần làm gì để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm?
Mặc dù nang thận phải là bệnh lý lành tính, thế nhưng, người mắc cần nhớ rằng, nếu không điều trị tốt, chúng có thể biến chứng dẫn đến suy thận. Do đó, người bệnh tuyệt đối không nên thờ ơ. Với nang thận phải kích thước còn nhỏ thì không cần can thiệp. Nhưng khi nang có kích thước lớn, gây chèn ép chủ mô thận thì cần phải can thiệp ngoại khoa. Ngoài việc tuân thủ chỉ định dùng thuốc, người bệnh cần quan tâm hơn đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày, cụ thể: Không nên ăn quá no một lúc mà hãy chia nhỏ bữa ăn trong ngày; Nên ăn một số loại hoa quả có lợi cho thận (Dứa, táo, lê,…); Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều kali (Chuối, khoai tây, cà chua, bơ,…); Nên ăn nhạt, ít chất đạm và dầu mỡ; Không ăn nội tạng động vật, các loại nấm, đồ ăn chua, cay, nóng có tính kích thích, hạn chế thực phẩm đông lạnh, chế biến sẵn,…; Uống nước vừa phải; Tránh rượu, bia, thuốc lá,…
Để không phải lo lắng nang thận phải có thể tiến triển, gây nhiều biến chứng nguy hiểm, bạn cần chủ động phòng ngừa, phát hiện sớm và điều trị bệnh đúng cách.