Người mắc bệnh sỏi thận thường có các biểu hiện đau lưng từng cơn, có người mô tả đau toát cả mồ hôi, có người đau bụng dưới, đái ra máu, đi tiểu khó khăn, tiểu buốt, tiểu rắt. Vậy khi mắc bệnh sỏi thận, người bệnh cần kiêng những thực phẩm gì?

Những thực phẩm nên kiêng cho người sỏi thận

Theo y học cổ truyền, sỏi thận hình thành là do ăn uống không điều hòa, tạng phủ bất hòa, hậu quả lâu dài dẫn đến thận hư, thấp nhiệt tích tụ dẫn đến hình thành sỏi, đường tiết niệu bị tắc. Do vậy ăn uống khoa học là biện pháp quan trọng để phòng trị bệnh.

Với những người mắc sỏi thận, nên kiêng ăn nhiều muối, dầu mỡ, chất cay, chất béo và các chất gây dị ứng (nội tạng động vật, ớt, rượu, cà phê, măng, hải sản…). Có quan điểm cho rằng, nếu như sỏi chứa nhiều canxi thì nên kiêng ăn uống các đồ chứa nhiều canxi như sữa bò, sữa cừu, đồng thời kiêng ăn uống nhiều muối và các thực phẩm chứa nhiều vitamin D; nếu là sỏi canxi oxalat nên ăn kiêng các thức ăn chứa hàm lượng axit oxalic cao như rau chân vịt, măng, cà chua, rau dền, hồng trà, coca; nếu là sỏi axít uric nên kiêng ăn các thức ăn có lượng purin cao như đạm động vật. Người bệnh cũng nên hạn chế các loại thức ăn có lượng albumin cao (mỗi ngày không được quá 1 gam cho 1 kg trọng lượng cơ thể) để giảm thiểu sự sản sinh axít uric; nếu là sỏi dạng muối phốt pho, nên ăn kiêng các thực phẩm chứa lượng canxi cao như sữa bò, lòng đỏ trứng, tôm khô, đậu phụ, tương, vừng… Ngoài ra người bị bệnh sỏi thận ở tất cả các dạng đều phải kiêng uống rượu, bia, hút thuốc lá.

Thảo dược tốt cho người bệnh sỏi thận

Song song với chế độ ăn uống, bạn nên lưu ý sử dụng thêm các sản phẩm thảo dược không những tốt cho bệnh sỏi thận, mà còn ngăn ngừa tái phát, biến chứng sang suy thận. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe có các thành phần khác giúp tăng cường chức năng thận, ngăn ngừa biến chứng suy thận do bệnh sỏi thận gây ra. Sản phẩm hoàn toàn từ thảo dược có thể yên tâm khi sử dụng lâu dài mà không phải lo lắng về tác dụng phụ.