Bị thận yếu có nên uống nhiều nước không là thắc mắc của nhiều người, nhất là những ai không may gặp phải tình trạng này. Bởi nhiều ý kiến cho rằng, uống nhiều thì sẽ phải đi tiểu thường xuyên, ảnh hưởng đến chức năng lọc của thận, uống ít lại khiến cơ thể thiếu nước. Vậy, lượng nước bao nhiêu mỗi ngày là đủ với người bị thận yếu, chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Thận yếu là tình trạng như thế nào?
Thận đóng trò quan trọng trong hệ thống tiết niệu, có chức năng lọc máu và đào thải chất độc ra ngoài cơ thể. Thận được cấu tạo từ các tế bào gọi là nephron. Khi gặp vấn đề, các tế bào này sẽ bị tổn thương. Một phần trong số chúng không còn chức năng, số còn lại sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ bảo vệ thận. Thế nhưng, do các nephron không tự phát triển thêm nên số tế bào còn lại sẽ phải tăng cường hoạt động hơn nữa để đảm bảo chức năng của thận. Từ đó, thận dần suy kiệt, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Tình trạng này có thể hình thành từ nhiều tháng hoặc nhiều năm và gây nên những tổn thương cho thận.
Thận yếu là bệnh lý thường gặp, biểu hiện bằng một số triệu chứng điển hình như:
+ Đi tiểu nhiều về đêm: Thận có chức năng chính là lọc nước tiểu. Vì thế, khi thận suy yếu, tần suất đi tiểu sẽ tăng cao, nhất là về đêm.
+ Rối loạn đường tiêu hóa: Khi mắc bệnh thận yếu, bạn rất dễ bị táo bón. Tình trạng táo bón còn khiến chức năng hoạt động của đường ruột trở nên thất thường và gây ra chứng khó tiêu.
+ Cơ thể mệt mỏi: Thận khỏe mạnh sẽ sản sinh ra hormone erythropoietin, giúp làm tăng số lượng hồng cầu. Tuy nhiên, khi thận yếu, lượng hormone này sẽ giảm sút, dẫn đến thiếu máu và khiến cơ thể mệt mỏi.
+ Đau lưng: Người bệnh thận yếu sẽ thường xuyên cảm thấy đau lưng, có thể kèm theo triệu chứng khó chịu ở bàn chân, gót chân.
+ Các vấn đề sinh lý, tình dục: Thận còn có vai trò điều hòa hormone androgen ở nam giới. Nhưng khi thận yếu, các loại hormone này bị thay đổi, gây mất cân bằng âm dương, làm giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương,…
Hiện nay, với sự phát triển của nền y học hiện đại, bệnh thận yếu hoàn toàn có thể được điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, người bệnh cần phát hiện tình trạng thận yếu từ sớm và có ý thức điều trị tích cực thì mới cải thiện hiệu quả. Người bị thận yếu, ngoài việc tuân theo chỉ định điều trị của bác sĩ cũng cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Nếu như một số loại thực phẩm như: Súp lơ, bắp cải, nước ép trái cây,… được khuyên nên ưu tiên bổ sung thì đồ ăn chứa nhiều muối, giàu kali và phốt pho,… lại cần được hạn chế. Ngoài ra, người bị thận yếu cũng cần quan tâm đến việc uống nước hàng ngày. Vậy người bệnh thận yếu có nên uống nhiều nước không?
Người bị thận yếu có nên uống nhiều nước không?
Như bạn đã biết, nước chiếm 70% cơ thể của chúng ta và có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa các chất được hấp thu thành nguồn dinh dưỡng. Với những người khỏe mạnh, các chuyên gia thường khuyên nên bổ sung mỗi ngày từ 2 - 2,5 lít. Còn với những vận động viên chuyên nghiệp, lượng nước tiêu thụ có thể sẽ lớn hơn. Việc chúng ta uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp thận hoạt động tốt, ngăn ngừa bệnh tật, giảm quá trình lão hóa,...
Nhưng khi mắc bệnh thận yếu, chức năng thận bị suy giảm, nhiệm vụ lọc và điều tiết các chất trong cơ thể đều sẽ ảnh hưởng. Chính vì vậy, rất nhiều người lo lắng rằng, không biết bị thận yếu có nên uống nhiều nước hay không?
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học: Khi thận bị suy yếu, dù uống nhiều nước hay ít nước cũng đều làm ảnh hưởng trực tiếp đến thận.
+ Uống quá ít nước có thể khiến cơ thể bị nhiễm độc tố nặng. Bởi thận không đủ mạnh để co bóp và loại bỏ những cặn bã, độc tố ra bên ngoài cơ thể, tích tụ lâu ngày có thể gây nên bệnh sỏi thận.
+ Mặt khác, uống quá nhiều nước cũng gây nên những tác hại không kém. Việc này khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, thận sẽ quá tải, chất điện giải trong máu bị loãng do nước quá nhiều, ảnh hưởng đến cả hoạt động của não bộ.
Chính vì thế, người bị thận yếu nên uống đủ nước theo tiêu chuẩn của các chuyên gia đưa ra, không được uống quá nhiều hoặc quá ít nước.
Bị thận yếu nên uống nước như thế nào là đúng và đủ?
Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh sẽ quyết định bạn nên cung cấp lượng nước bao nhiêu vào cơ thể.
+ Nếu có biểu hiện tiểu ít thì cần uống nhiều nước, đôi khi phải truyền nước để bù đủ lượng nước mà cơ thể cần.
+ Khi bị thận yếu ở giai đoạn nặng, bạn nên hạn chế lượng nước đưa vào cơ thể để giảm bớt gánh nặng cho thận. Lượng nước sẽ được điều chỉnh linh hoạt, tùy vào nhu cầu của người bệnh chứ không có tiêu chuẩn quá nghiêm ngặt về lượng nước bạn cần phải cung cấp cho cơ thể.
Bạn nên chia lượng nước thành nhiều lần uống trong ngày, không được uống dồn một lúc 2 – 2,5 lít. Tốt nhất, bạn nên uống nước vào mỗi buổi sáng sớm sẽ giúp thận được khỏe hơn. Tuyệt đối không uống nước ngay sau mỗi bữa ăn, vì nước sẽ làm loãng các dịch vị dạ dày tiết ra để tiêu hóa thức ăn. Khối lượng nước nạp vào cơ thể bao gồm toàn bộ các chất lỏng như: Nước lọc, nước luộc rau, nước trái cây, dịch truyền và cả phần nước được chuyển hóa từ thức ăn (phần này chiếm khoảng 300ml một ngày).
Cách phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thận yếu bằng sản phẩm thảo dược
Thận yếu kéo dài không được chữa trị có thể sẽ dẫn tới suy thận mạn tính, ung thư thận,… và các bệnh lý liên quan khác. Do đó, để ngăn chặn nguy cơ mắc thận yếu và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, ngoài việc lưu ý về việc uống nước hàng ngày nêu trên, mọi người cần:
- Có chế độ ăn uống lành mạnh (giảm đạm và muối trong thực đơn hàng ngày).
- Kiểm soát tốt huyết áp và đường huyết.
- Giảm cân trong trường hợp bị thừa cân, béo phì.
- Tập luyện thể dục, thể thao ngày 2 lần (sáng và tối), mỗi lần 30 phút.
- Áp dụng lối sống khoa học, từ bỏ rượu, bia, thuốc lá (nếu có).
- Không tự ý sử dụng thuốc chống viêm, giảm đau,… khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
- Sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược với mục đích là ngăn ngừa và cải thiện bệnh thận yếu một cách an toàn, hiệu quả. Nổi bật trong số đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa thành phần dành dành.
Theo nghiên cứu khoa học, quả dành dành chứa các hoạt chất, trong đó, crocin - một chất thuộc nhóm carotenoid được phát hiện nhiều trong cây dành dành có tác dụng rất tốt với những bệnh lý về thận, hỗ trợ điều trị chứng thận yếu hiệu quả.
Ngoài ra, sản phẩm bảo vệ thận có thành phần chính dành dành còn có sự kết hợp của nhiều dược liệu quý khác như: Hoàng kỳ, đan sâm, linh chi đỏ, trầm hương, râu mèo, mã đề,… giúp tăng cường chức năng thận, cải thiện các triệu chứng của bệnh thận yếu, nhất là tình trạng tiểu nhiều về đêm; Cải thiện vi tuần hoàn thận; Tăng mức thanh thải và khả năng lọc creatinine, ure, acid uric; Ngăn ngừa sự tiến triển của tình trạng thận yếu thành suy thận.
Chắc hẳn mọi người đã tìm được câu trả lời cho thắc mắc: Bị bệnh thận yếu có nên uống nhiều nước không? Bên cạnh việc thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, bạn đừng quên sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc thảo dược mỗi ngày giúp thận luôn khỏe mạnh nhé!