Hội chứng thận hư xảy ra khi các cầu thận bị tổn thương khiến chức năng thận suy giảm. Bản thân hội chứng thận hư không phải là một căn bệnh mà là do các vấn đề sức khỏe khác làm hư hỏng mạch máu tại thận. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan cho mọi người về hội chứng thận hư. Đọc ngay để củng cố thêm kiến thức cần thiết!
Hội chứng thận hư là gì?
Hội chứng thận hư là tình trạng protein nước tiểu lớn hơn 3g mỗi ngày. Hội chứng thận hư xuất hiện khi có tổn thương xảy ra ở cầu thận, thận không thể thực hiện được chức năng lọc máu của nó.
Điều này có thể do nhiều nguyên nhân hay bệnh lý khác nhau gây ra, đặc trưng bởi tình trạng phù, protein niệu tăng, rối loạn lipid máu,... Tỷ lệ trẻ em mắc hội chứng thận hư phổ biến hơn so với người lớn.
Hội chứng thận hư xuất hiện khi có những tổn thương tại thận
Nguyên nhân dẫn tới hội chứng thận hư
Tìm hiểu nguyên nhân là bước đệm để tìm ra phác đồ điều trị hội chứng thận hư hiệu quả. Cụ thể, các nguyên nhân gây ra hội chứng thận hư đó là:
Hội chứng thận hư nguyên phát
Một số nguyên nhân gây ra hội chứng thận hư nguyên phát đó là:
- Xơ hóa cầu thận.
- Bệnh viêm cầu thận màng.
- Bệnh thận IgA.
- Huyết khối tĩnh mạch thận.
Hội chứng thận hư thứ phát
Một số bệnh lý khác có thể gây ra hội chứng thận hư ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Những bệnh như vậy được xem là nguyên nhân thứ phát gây hội chứng thận hư:
- Tiểu đường: Lượng đường trong máu tăng cao có thể làm hư hỏng các mạch máu trong cơ thể bao gồm cả mạch máu tại thận.
- Lupus: Lupus là bệnh tự miễn dịch gây viêm ở khớp, thận và một số cơ quan khác.
- Tăng amyloid: Căn bệnh này rất hiếm gặp, nguyên nhân là do sự tích tụ của protein amyloid trong các cơ quan của cơ thể. Amyloid cũng có thể tích tụ trong thận, dẫn tới các tổn thương tại thận.
Các triệu chứng đặc hiệu của hội chứng thận hư
Hội chứng thận hư đặc trưng bởi một số triệu chứng sau:
- Người bệnh bị phù nghiêm trọng, đặc biệt tại vùng mắt, mắt cá chân, bàn chân.
- Có sự thay đổi về lượng nước tiểu, nước tiểu nhiều bọt do protein niệu.
- Cơ thể giữ nước khiến người bệnh tăng cân.
- Người bệnh có cảm giác mệt mỏi.
- Ăn không ngon, chán ăn, mất cảm giác thèm ăn,...
- Nước tiểu có bọt.
>>> XEM THÊM: Biến chứng của hội chứng thận hư là gì và làm sao để cải thiện hiệu quả?
Chẩn đoán hội chứng thận hư bằng cách nào?
Để chẩn đoán hội chứng thận hư, trước tiên bác sĩ sẽ hỏi tiền sử bệnh của bạn. Hãy nói cho bác sĩ biết về các triệu chứng hay bất kỳ loại thuốc nào mà bạn đang sử dụng. Bên cạnh đó, việc thực hiện khám sức khỏe là rất cần thiết, điều này bao gồm một số tiêu chuẩn để xác định.
Có một số tiêu chuẩn để chẩn đoán hội chứng thận hư đó là:
- Phù.
- Chỉ số protein niệu lớn hơn 3,5g trong 24h.
- Chỉ số protein máu giảm dưới 60 g/l.
- Chỉ số albumin máu giảm dưới 30 g/l.
- Cholesterol máu lớn hơn 6,5 mmol/l.
- Nước tiểu thay đổi màu, xuất hiện trụ mỡ,...
Chẩn đoán hội chứng thận hư thông qua các xét nghiệm
>>> XEM THÊM: Các xét nghiệm cần thực hiện để chẩn đoán hội chứng thận hư
Điều trị hội chứng thận hư
Điều trị hội chứng thận hư cần một quá trình và phác đồ cụ thể. Dưới đây là một số phương pháp điều trị hội chứng thận hư mà bạn có thể tham khảo:
Điều trị triệu chứng
Người mắc hội chứng thận hư cần được điều trị các triệu chứng bằng cách:
- Thay đổi chế độ ăn: Tăng lượng protein trong thức ăn hàng ngày khoảng từ 1,5 đến 2g/kg cân nặng. Giảm muối khi có phù nhiều.
- Truyền dung dịch làm tăng áp lực keo nếu albumin máu giảm.
- Sử dụng thuốc lợi tiểu: Đối với người bệnh mắc hội chứng thận hư nên dùng lợi tiểu kháng aldosteron hoặc phối hợp furosemid.
- Statin: Loại thuốc này làm giảm cholesterol máu ở người mắc hội chứng thận hư.
Điều trị đặc hiệu
Bác sĩ có thể điều trị cho người mắc hội chứng thận hư theo phác đồ dưới đây:
- Corticoid: Dùng liều tấn công từ 1-2mg/kg/24 giờ trong thời gian 1 đến 2 tháng. Liều củng cố bằng một nửa liều tấn công kéo dài từ 4 đến 6 tháng. Liều duy trì từ 5 đến 10g/24 giờ hàng năm. Bên cạnh đó, cần theo dõi các biến chứng để kiểm soát sự phát triển của bệnh.
- Thuốc giảm miễn dịch: Khi người bệnh không đáp ứng với corticoid, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc ức chế miễn dịch như: Cyclophosphamid (liều tấn công 2-3 mg/kg/24h từ 4 - 8 tuần, liều duy trì 50 mg/24h từ 4 - 8 tuần), Chlorambucil (4-6 mg/kg/24h), Azathioprin (2-3 mg/kg/24h),...
Điều trị biến chứng
Một số biến chứng do hội chứng thận hư gây ra có thể được điều trị như sau:
- Điều trị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng: Sử dụng kháng sinh đồ.
- Điều trị dự phòng các tác dụng phụ như: Loãng xương, đau dạ dày,...
- Điều trị tăng huyết áp, rối loạn lipid máu,...
- Điều trị bệnh suy thận cấp.
Điều trị biến chứng hội chứng thận hư bằng kháng sinh đồ
Phòng ngừa hội chứng thận hư
Phòng ngừa hội chứng thận hư sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe thận một cách tốt nhất. Dưới đây là một số biện pháp phòng bệnh mà các bạn có thể tham khảo:
Xây dựng chế độ ăn uống đảm bảo và khoa học
Người mắc hội chứng thận hư cần một chế độ ăn lành mạnh gồm: Ít muối, giảm chất béo, ít cholesterol, nên bổ sung thêm các loại rau củ quả. Ngoài ra, để phòng ngừa hội chứng thận hư, thực đơn cũng nên bổ sung thêm chất đạm, rau quả, các loại đậu, ít béo, ít mì chính. Trung bình lượng calo mỗi ngày nên đạt từ 1800 đến 2000 Kcal.
Theo dõi, giám sát tình trạng sức khỏe thường xuyên
Theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên sẽ giúp bạn phòng tránh và phát hiện hội chứng thận hư. Từ đó, việc điều trị và kiểm soát hội chứng này cũng sẽ dễ dàng hơn. Việc kiểm soát các thông số như: Lượng đường trong máu, huyết áp, nồng độ nước tiểu,... sẽ giúp bạn có những biện pháp bảo vệ sức khỏe của thận một cách tốt nhất.
Bổ sung các dược liệu có nguồn gốc tự nhiên
- Dành dành: Một nghiên cứu năm 2017 đã chứng minh chiết xuất từ cây dành dành có khả năng bảo vệ thận, ngăn chặn quá trình dịch chuyển biểu mô, trung mô.
- Đan sâm: Đan sâm có lợi trong việc cải thiện thiếu máu, đặc biệt là đối với người mắc hội chứng thận hư. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đan sâm làm giãn nở các động mạch vành, tăng lưu lượng máu mạch vành, điều trị thiếu máu cục bộ.
- Hoàng kỳ: Năm 2017, nghiên cứu của Xingnuo Cheng cùng cộng sự đã chứng minh tác dụng của hoàng kỳ đối với bệnh thận do tiểu đường.
- Linh chi đỏ, râu mèo, trầm hương: Đây là những thảo dược có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm rất tốt. Chúng hỗ trợ một số thảo dược khác trong việc phòng và điều trị hội chứng thận hư.
- Mã đề: Tác giả Min Chul Kho đã chứng minh được tác dụng ức chế quá trình viêm của hội chứng thận hư nhờ chiết xuất mã đề năm 2017. Cụ thể, PAL trong mã đề có tác dụng này.
- Bạch phục linh: Có tác dụng lợi tiểu rất tốt, hỗ trợ điều trị các bệnh về thận hiệu quả, phòng ngừa hội chứng thận hư.
Dành dành - Thảo dược giúp phòng ngừa hội chứng thận hư
Bài viết vừa rồi đã tổng hợp cho bạn biết những thông tin cơ bản về hội chứng thận hư. Nếu như bạn vẫn còn thắc mắc hay vấn đề nào cần được giải đáp, hãy liên hệ trực tiếp tới chúng tôi hoặc để lại thông tin liên lạc dưới bài viết này để được tư vấn nhanh nhất có thể.
Link tham khảo:
https://www.healthline.com/health/nephrotic-syndrome
https://www.medicalnewstoday.com/articles/nephrotic-syndrome