Hội chứng thận hư là hội chứng lâm sàng và sinh hóa, xuất hiện khi có tổn thương ở cầu thận do nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau gây nên, đặc trưng bởi phù, protein niệu cao, protein máu giảm, rối loạn lipid máu. Biết được phác đồ điều trị hội chứng thận hư sẽ giúp xác định phương án chữa bệnh tốt nhất. Tìm hiểu ngay!

"Vạch mặt" nguyên nhân hội chứng thận hư

Hội chứng thận hư thường được gây ra bởi tổn thương của các mạch máu nhỏ (tiểu cầu) của thận. Các cầu thận lọc máu khi máu đi qua thận. Cầu thận khỏe mạnh sẽ giữ protein máu (chủ yếu là albumin – một chất cần thiết để duy trì đủ lượng chất lỏng trong cơ thể của bạn) và lọc các chất thải qua nước tiểu ra khỏi cơ thể. Khi bị hư hại, các tiểu cầu này không thể giữ protein máu và lọc luôn ra khỏi cơ thể, dẫn đến hội chứng thận hư. Những vấn đề về thận khác nhau có thể dẫn đến hội chứng thận hư. Phổ biến nhất là tình trạng viêm thận được gọi là viêm cầu thận. Ngoài ra, bệnh tiểu đường cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hội chứng thận hư.

Phác đồ điều trị hội chứng thận hư mới nhất

Tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh, các chuyên gia sẽ xây dựng phác đồ điều trị hội chứng thận hư dựa trên tiêu chuẩn nhất định. Cụ thể:

Điều trị triệu chứng

- Đảm bảo khẩu phần đủ protein ở bệnh nhân (0,8 - 1g/kg/ngày + lượng protein đã mất qua nước tiểu).

- Hạn chế muối và nước khi có phù nhiều.

- Bổ sung các dung dịch làm tăng áp lực keo: Nếu bệnh nhân có phù nhiều (áp dụng khi albumin máu dưới 25 g/l), tốt nhất là dùng albumin 20% hoặc 25% lọ 50 ml, 100ml. Nếu albumin < 20g/l có thể dùng albumin 20% loại 100 ml.

- Dùng lợi tiểu khi đã có bù protein và bệnh nhân không còn nguy cơ giảm thể tích tuần hoàn.

- Ưu tiên dùng lợi tiểu loại kháng aldosteron hoặc phối hợp với furosemide.

- Liều dùng verospirone bắt đầu từ 25 mg/ngày hoặc furosemid bắt đầu từ 20 mg/ngày, tùy theo đáp ứng của bệnh nhân để điều chỉnh. Cần phải theo dõi số lượng nước tiểu, cân nặng hàng ngày và xét nghiệm điện giải đồ máu.

Điều trị đặc hiệu

Cần phải điều trị theo thể tổn thương mô bệnh học, tuy nhiên, trong điều kiện không thể sinh thiết thận, có thể áp dụng theo phác đồ dưới đây:

- Corticoid (prednisolone, prednisone, methyprednisolone, trong đó 4mg methyprednisolone tương đương với 5 mg prednisolone):

+ Liều tấn công: Prednisolone 5mg dùng liều 1 - 2 mg /kg /ngày kéo dài 1 - 2 tháng, uống cả liều vào 1 lần trước 8h sáng sau ăn no. (Liều tấn công corticoid không được vượt quá 80 mg prednisolone/ngày).

+ Liều củng cố (bắt đầu khi protein niệu 24h âm tính): Prednisolone 5mg dùng liều 0,5 mg/kg/ngày, uống kéo dài từ 4 - 6 tháng.

+ Liều duy trì: Prednisolone 5 - 10mg/ngày dùng cách ngày, uống kéo dài hàng năm.

Cần theo dõi các biến chứng như: Nhiễm khuẩn, tăng huyết áp, đái tháo đường, xuất huyết tiêu hóa, rối loạn tâm thần, hội chứng giả cushing,…

- Thuốc ức chế miễn dịch khác:

Trong trường hợp đáp ứng kém với corticoid, không đáp ứng, hay tái phát hoặc có suy thận kèm theo,… nên chuyển bệnh nhân lên tuyến trên để phối hợp điều trị với một trong số các thuốc giảm miễn dịch. Nếu bệnh nhân không đáp ứng hoặc có tác dụng phụ của thuốc không dự phòng được, nên xét chỉ định sinh thiết thận để hướng dẫn điều trị theo tổn thương bệnh học.

+ Cyclophosphamide (50 mg): Dùng liều 2 - 2,5mg/kg/ngày, kéo dài 4 - 8 tuần. Khi protein niệu âm tính thì duy trì 50mg/ngày. Cần theo dõi và duy trì số lượng bạch cầu không dưới 4,5 giga/lit.

+ Chlorambucil 2mg: Dùng liều 0,15 - 0,2/mg/kg/ngày, kéo dài 4 - 8 tuần, sau đó duy trì liều 0,1mg/kg/ngày.

+ Azathioprine (50 mg): Dùng liều 1 - 2mg/kg/ngày. Cần theo dõi số lượng bạch cầu và tiểu cầu.

+ Cyclosporine A (25 mg, 50mg, 100mg): Dùng liều 3 - 5mg/kg/ngày, uống chia 2 lần, trong thời gian 6 - 12 tháng hoặc hơn nữa tùy từng trường hợp.

+ Mycophenolate mofetil (250 mg, 500mg) hoặc mycophenolate acid (180 mg,  360mg, 720 mg): Dùng liều 1 - 2 g/ngày (uống chia 2 lần mỗi ngày) trong 6 - 12 tháng.

Điều trị biến chứng

- Điều trị nhiễm trùng: Chuyên gia sẽ dựa vào kháng sinh đồ để cho kháng sinh phù hợp. Nếu cần thiết, cần giảm liều hoặc ngừng corticoid và ức chế miễn dịch khi bị nhiễm trùng nặng, khó kiểm soát.

- Điều trị dự phòng một số tác dụng phụ như loét dạ dày tá tràng, loãng xương,…

- Điều trị tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, dự phòng tắc mạch, đặc biệt khi albumin máu giảm nặng.

- Điều trị suy thận cấp: Cân bằng nước, điện giải, đảm bảo bù đủ albumin.

Đẩy lùi hội chứng thận hư, chẳng lo suy thận nhờ sản phẩm thảo dược đã được kiểm chứng

Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định của chuyên gia, kết hợp thay đổi chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học, người mắc hội chứng thận hư nên tìm đến các giải pháp tích cực hơn, tăng cường chức năng thận ngay từ bên trong cơ thể, đó là bổ sung những thảo dược tốt cho thận, giúp phục hồi chức năng thận. 

Với thành phần chính chiết xuất từ cây dành dành, cùng nhiều dược liệu quý khác như: Hoàng kỳ, đan sâm, linh chi đỏ, trầm hương, râu mèo, mã đề,… đây là một bài thuốc tăng cường chức năng thận, cải thiện các triệu chứng suy thận, giúp người bị suy thận vẫn sống khỏe mạnh, yêu đời.

Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin về phác đồ điều trị hội chứng thận hư. Hãy nhớ ăn uống, tập luyện phù hợp, đồng thời sử dụng sản phẩm hỗ trợ sẽ giúp phục hồi và cải thiện tốt chức năng thận, bạn nhé!