Viêm cầu thận (hay bệnh cầu thận) là tình trạng viêm xảy ra ở thận. Thận có nhiệm vụ lọc máu và loại bỏ chất thải vào nước tiểu. Nếu cầu thận bị tổn thương, thận không thể làm việc hiệu quả và dẫn đến tình trạng suy thận. Viêm cầu thận cấp làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thận cũng như quá trình lọc bỏ chất thải trong máu ra khỏi cơ thể. Tình trạng này kéo dài khiến người mắc phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận để duy trì sự sống. Ngoài ra, hội chứng thận hư cũng được nhiều chuyên gia nhắc đến là một trong những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh viêm cầu thận. Ít ai biết, nước tiểu sẫm màu là dấu hiệu “tố cáo” bạn đang bị viêm cầu thận không thể làm ngơ.
Lãnh “án” viêm cầu thận nếu thấy biểu hiện nước tiểu sẫm màu
Tỷ lệ viêm cầu thận cấp xảy ra ở các nước phát triển như: Pháp, Mỹ, Anh, Canada đã giảm nhiều trong những năm qua. Tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, số lượng người mắc bệnh viêm cầu thận cấp vẫn không ngừng tăng lên và diễn biến khá phức tạp. Dấu hiệu của bệnh phụ thuộc vào mức độ phát triển hoặc nguyên nhân chính gây ra viêm cầu thận cấp. Hầu hết người mắc thường sẽ có triệu chứng điển hình sau đây:
Giai đoạn khởi phát:
– Mệt mỏi: Cảm giác mệt mỏi toàn thân và đi kèm với sốt nhẹ 38 – 39 độ C không rõ nguyên nhân chính xác.
– Đau tại vùng thắt lưng: Giai đoạn đầu, bạn thường có cảm giác đau nhẹ tại vùng thắt lưng ở hai bên.
– Rối loạn tiêu hóa: Phần lớn người mắc thường có những triệu chứng của bệnh lý rối loạn tiêu hóa như: Chán ăn, đau bụng.
Giai đoạn toàn phát
– Màu nước tiểu: Nước tiểu có màu trà, sẫm màu là dấu hiệu rõ ràng nhất chứng minh bạn đang mắc căn bệnh nguy hiểm kể trên.
– Hiện tượng phù nề: Ban đầu, tình trạng này có thể xuất hiện ở vùng mặt, sau đó nhanh chóng ảnh hưởng đến toàn thân (phù nề thường xuất hiện ở tay, chân, mắt cá chân…).
– Đái ít: Hiện tượng đi đái ít với số lượng giảm đáng kể hoặc vô niệu cũng là những dấu hiệu cảnh báo bệnh đang xảy ra.
– Tăng huyết áp: Phần lớn trường hợp được chẩn đoán mắc viêm cầu thận cấp có huyết áp tăng cao hơn bình thường.
Thông thường, nước tiểu có màu vàng nhạt, điều này chứng tỏ bạn không bị thiếu nước. Màu vàng của nước tiểu là do một sắc tố của mật tên là urobilin tạo ra. Nước tiểu càng sẫm màu thì nó càng bị cô đặc. Có rất nhiều thứ góp phần làm thay đổi màu nước tiểu, bao gồm thức ăn, các loại thuốc mà bạn đang sử dụng hoặc một căn bệnh tiềm ẩn nào đó. Nước tiểu màu đỏ hoặc hồng là dấu hiệu cho thấy có máu trong nước tiểu. Nước tiểu màu nâu có thể do một loại thuốc mới hoặc do 1 bệnh nào đó trầm trọng hơn như viêm cầu thận. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, viêm cầu thận có thể dẫn đến suy thận, phải chạy thận trong tương lai.
Đẩy lùi nguy cơ viêm cầu thận nhờ sản phẩm thảo dược không phải ai cũng biết
Viêm cầu thận xảy ra chủ yếu ở đối tượng là trẻ nhỏ và người trên 40 tuổi. Các nhà khoa học đã thống kê, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm cầu thận cấp. Hiện nay, nhằm giúp ngăn chặn nguy cơ viêm cầu thận, cải thiện tình trạng suy thận và những biểu hiện do bệnh gây ra, các chuyên gia y tế tại Việt Nam cũng không ngừng tìm tòi và bào chế ra những vị thuốc quý mang lại hiệu quả cao.
Tình trạng thận yếu, thận hư rất dễ gây các biểu hiện lâm sàng tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu dắt, đau thắt lưng, tiểu nhiều lần, biểu hiện của bạn là triệu chứng lâm sàng tiểu đêm quá 2 lần 1 buổi tối là biểu hiện của bệnh thận yếu, một đêm bạn đi tiểu 2 lần và bị nhiều ngày thì cũng được gọi là bị tiểu đêm, bạn nên đi khám để tìm nguyên nhân gây bệnh, bên cạnh đó tham khảo sử dụng thêm TPBVSK Ích Thận Vương nhé.
Chúc bạn sức khỏe. Thân ái.