Sỏi thận hình thành là do sự tăng quá mức nồng độ các chất khoáng như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt pho. Sỏi thận ban đầu có thể không gây ra triệu chứng gì nhưng càng về sau càng gây ra các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.  

Những biến chứng của sỏi thận

Sỏi thận hình thành là do sự tăng quá mức nồng độ các chất khoáng như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt pho. Những chất này lắng đọng trong đài, bể thận và kết thành sỏi. Sỏi thận ban đầu có thể không gây ra triệu chứng gì nhưng càng về sau càng gây ra các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể:

Bế tắc: Những hòn sỏi nằm trong lòng đường tiểu như đài thận, bọng đái,… đều có khả năng rơi vào niệu quản hoặc niệu đạo và gây ra bế tắc. Khi đó, hệ niệu sẽ phản ứng để cố gắng tống hòn sỏi ra khỏi chỗ tắc nghẽn bằng cách tăng cường co bóp, từ đó dẫn đến ba hậu quả trực tiếp:

- Gây ra các cơn đau

- Gây ra thận ứ nước hoặc niệu quản ứ nước. Hiện tượng này sẽ mất đi sau khi hòn sỏi được lấy ra kịp thời. Nhưng nếu sau một thời gian ứ nước kéo dài, đôi khi thận không còn khả năng hồi phục nữa nên sau đó, dù đã khỏi bệnh rồi mà khi siêu âm, thận vẫn còn ứ nước độ I hoặc độ II.

- Bí tiểu

Nhiễm trùng: Hòn sỏi nằm lâu ngày trong hệ niệu là nơi vi trùng tụ tập và phát triển, do đó sẽ gây nhiễm trùng. Nhiễm trùng nhẹ thì chỉ có các triệu chứng như tiểu gắt, đau lưng. Nhiễm trùng nặng hơn có thể gây ra tiểu ra mủ, sốt cao. Nếu phối hợp với bế tắc đường tiểu thì có thể gây ra thận ứ mủ hoặc thận hoá mủ. Nếu để bệnh phát triển tới giai đoạn này thì rất khó điều trị, thậm chí phải cắt bỏ quả thận bị hư để tránh bị mủ tái phát.

Suy thận cấp: Xảy ra khi cả hai quả thận đều bị bế tắc cùng một lúc. Khi đó người bệnh sẽ không đi tiểu được và có thể dẫn đến tử vong nếu không kịp điều trị trong vòng vài ngày.

Suy thận mạn tính: Khi thận bị sỏi, quá trình nhiễm trùng, ứ nước lâu ngày sẽ hủy hoại dần dần mô thận. Lúc đó, người bệnh sẽ phải cần đến các biện pháp rất tốn kém để duy trì sinh mạng như chạy thận nhân tạo hay ghép thận.

Vỡ thậnKhi thận bị ứ nước to, vách lại mỏng đi nên đôi khi, chỉ một chấn thương nhẹ cũng có thể làm cho thận vỡ được. 

Như vậy, sỏi thận gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho tính mạng người bệnh. 

Để tránh được các biến chứng này thì việc cải thiện hiệu quả, nhanh chóng, dứt điểm và ngăn ngừa tái phát bệnh đóng vai trò quyết định.

Hỗ trợ điều trị và ngừa tái phát

Để cải thiện hiệu quả, nhanh chóng sỏi thận dù dùng biện pháp nào thì mục tiêu cũng là nhanh chóng tống sỏi ra ngoài. Còn để trị dứt điểm, ngăn không cho sỏi thận tái phát thì cần phải kiểm soát được lượng khoáng chất phát triển trong nước tiểu không được tăng quá mức bằng cách uống thuốc hỗ trợ điều trị sỏi.

Ngoài uống thuốc tan sỏi, người bệnh có thể hỗ trợ điều trị bằng các phương pháp khác như: phẫu thuật, tán sỏi,…các phương pháp này sẽ cho kết quả nhanh nhưng không có tác dụng ngăn sỏi tái phát trở lại bên cạnh đó sỏi thận coc nguy cơ cao dẫn tới suy thận nên bạn vẫn nên sử dụng sản phẩm thảo dược chứa dành dành để phòng ngừa suy thận mạn

Bằng việc phát hiện bệnh sớm và hỗ trợ điều trị hợp lý, kịp thời, sỏi thận sẽ được cải thiện dứt điểm, không tái phát, không để lại các biến chứng nặng nề cho cơ thể.