Bất kỳ ai cũng đều có nguy cơ bị sỏi thận tuy nhiên với một số người mắc một số chứng bệnh nhất định thì nguy cơ này sẽ cao hơn như: tiểu đường, cao huyết áp, viêm nhiễm đường ruột,…
Các yếu tố về chế độ ăn cũng tăng nguy cơ hình thành sỏi thận như tiêu thụ quá nhiều protein động vật, chế độ ăn hàm lượng muối cao, ăn quá nhiều đường, quá nhiều vitamin D hay rau bina (một loại rau có chứa hàm lượng cao oxalate).
Do đó, với những người mắc các chứng bệnh kể trên cần có chế độ chăm sóc phù hợp để giảm đến tối thiểu nguy cơ mắc bệnh sỏi thận nguy hiểm. Tốt nhất, chúng ta nên biết tự chăm sóc bản thân, tránh xa những thói quen không tốt để có thể có sức khỏe tốt nhất.
Một cốc nước cam mỗi ngày giúp ngăn ngừa sự tái phát bệnh sỏi thận tốt hơn các loại nước cùng họ khác như chanh - khám phá của các nhà nghiên cứu trung tâm y tế Tây Nam UT (Mỹ).
Những phát hiện này chỉ ra rằng mặc dù nhiều người cho rằng tất cả các loại nước hoa quả họ cam quýt đều giúp chống sỏi thận, tuy nhiên không phải tất cả đều cho hiệu quả như nhau.
Việc kiểm soát về mặt y học sự tái phát bệnh sỏi thận đòi hỏi chế độ ăn kiêng và những thay đổi về thói quen sống cũng như điều trị như việc thêm vào cơ thể muối Kali citrate, chất đã được chứng minh có thể giảm tỷ lệ hình thành sỏi thận mới ở bệnh nhân sỏi thận.
Nhưng nhiều bệnh nhân lại không dung nạp Kali citrate bởi nó có tác dụng phụ tới dạ dày-ruột, theo lời của TS Clarita Odvina, Giáo sư cộng tác của khoa Nội, trung tâm Charles và Jane cho nghiên cứu lâm sàng và chuyển hóa Khoáng và cũng là người đứng đầu nghiên cứu này. Trong những trường hợp như thế, việc bổ sung chất citrate (có trong nước cam) có thể được xem như một loại “thuốc”.
"Nước cam trong tương lai có thể đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh sỏi thận và có thể được coi là một lựa chọn cho các bệnh nhân không dung nạp chất kali citrate", TS Odvina cho biết.
Tất cả nước ép từ họ cam quýt đều chứa chất citrate, tuy nhiên một vấn đề không mấy dễ chịu chính là axit citric làm nên vị chua của các loại quả này. Các nhà nghiên cứu đã so sánh nước cam với nước chanh và đã tìm ra rằng các thành phần đi kèm với citrate (ion kali hay ion Hydro) có thể có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ hình thành sỏi thận mới.
Sỏi thận phát triển khi nước tiểu quá đặc, gây ra các khoáng và hóa chất khác trong nước tiểu kết nối với nhau. Qua thời gian, những tinh thể này liên kết với nhau và phát triển thành sỏi.
13 người tình nguyện (có tiền sử sỏi thận và không) được chia thành 3 nhóm: nhóm chỉ uống nước cất; một nhóm uống nước cam và một nhóm uống nước chanh với liều lượng là 400g/3 lần/ngày trong các bữa ăn. Họ cũng phải duy trì một chế độ ăn kiêng ít calci và oxalate. Mẫu nước tiểu và máu được lấy vào khoảng thời gian nghỉ trong mỗi nhóm.