Tán sỏi thận ở bệnh viện nào tốt nhất là một trong những băn khoăn lớn của nhiều người. Bởi hiện nay, có rất nhiều cơ sở khám chữa bệnh nhưng không phải địa chỉ nào cũng đầy đủ trang thiết bị và trình độ chuyên môn để đem lại hiệu quả cao. Nếu bạn cũng đang băn khoăn về vấn đề này, hãy tham khảo ngay những địa chỉ điều trị tốt nhất dưới đây nhé!
Tán sỏi thận ở bệnh viện nào tốt nhất?
Mặc dù luôn ưu tiên điều trị sỏi thận bằng nội khoa nhưng khi sỏi kích thước quá lớn thì cần tiến hành mổ, tán sỏi để tránh những biến chứng xấu. Vậy hiện nay, nên tán sỏi thận ở bệnh viện nào tốt nhất? Muốn trả lời được câu hỏi này, bạn cần nắm rõ các tiêu chí sau:
- Chọn những phòng khám, bệnh viện và cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa về Thận – Tiết niệu.
- Có cơ sở vật chất, trang thiết bị khám chữa bệnh đầy đủ và tiên tiến.
- Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, nhiệt tình, chu đáo, có tâm với nghề.
- Đã được cấp phép hoạt động của Bộ Y tế, chi phí khám chữa bệnh phải được niêm yết và công khai.
Nên tán sỏi thận ở bệnh viện nào?
Gợi ý một số địa chỉ tán sỏi thận uy tín:
Miền Bắc
- Bệnh viện Bạch Mai: Số 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
- Bệnh viện E: Số 89 Trần Cung, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Số 1 Tôn Thất Tùng, Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội.
- Bệnh viện Việt Đức: Số 40 Phủ Doãn, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Bệnh viện 103: Số 261 Phùng Hưng, phường Phúc La, Hà Đông, Hà Nội.
- Bệnh viện 108: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Bệnh viện Bưu điện: Số 49 Trần Điền, Hoàng Mai, Hà Nội.
Miền Trung
- Bệnh viện đa khoa Trung ương Huế: Số 16 Lê Lợi, Vĩnh Ninh, TP. Huế.
- Bệnh viện Đà Nẵng: Số 124 Hải Phòng, TP. Đà Nẵng.
- Bệnh viện Trường Đại học Y dược Huế: Số 41 - 51 Nguyễn Huệ, Vĩnh Ninh, TP. Huế.
- Trung tâm tán sỏi – Bệnh viện đa khoa thành phố Quy Nhơn: 114 Trần Hưng Đạo, Hải Cảng, TP. Quy Nhơn.
- Bệnh viện đa khoa TP. Vinh: Số 178 Trần Phú, Hồng Sơn, Thành phố Vinh, Nghệ An.
Có nhiều bệnh viện thực hiện phương pháp tán sỏi
Miền Nam
- Bệnh viện Đại học Y dược Hồ Chí Minh: 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP. HCM.
- Bệnh viện Chợ Rẫy: Số 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP. HCM.
- Bệnh viện Nhân Dân Gia Định: Số 01 Nơ Trang Long, Quận Bình Thạnh, TP. HCM.
- Bệnh viện Nhân Dân 115: Số 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TP. HCM.
- Bệnh viện Thống Nhất: Số 1 Lý Thường Kiệt, Phường 7, Quận Tân Bình, TP. HCM.
Có những phương pháp tán sỏi thận nào? Chi phí tán sỏi có đắt không?
Tán sỏi thận là kỹ thuật tác động để phá vỡ viên sỏi thành các mảnh nhỏ và đào thải ra ngoài. Hiện nay, tùy từng vị trí, kích thước và mức độ bệnh mà có các phương pháp tán sỏi khác nhau.
Tán sỏi nội soi ngược dòng
Phương pháp này thường áp dụng với trường hợp sỏi ở 1/3 giữa và 1/3 dưới niệu quản. Kỹ thuật viên sẽ luồn một ống nội soi nhỏ từ niệu đạo lên đến bàng quang, niệu quản sau đó sử dụng năng lượng để tán nhỏ viên sỏi thành các mảnh nhỏ và dùng dụng cụ chuyên dụng để hút chúng ra ngoài. Người bệnh thường được chỉ định đặt một ống stent niệu quản khi vụn sỏi di chuyển để không làm tổn thương niệu quản. Chi phí khoảng 10 - 15 triệu/lần.
Tán sỏi bằng sóng xung kích (Tán sỏi ngoài cơ thể)
Thường áp dụng với sỏi kích thước nhỏ hơn 3cm nằm trên thận và 1/3 niệu quản trên. Phương pháp này sử dụng năng lượng siêu âm có tần số rất lớn để phá vỡ viên sỏi thành những mảnh nhỏ, sau đó đào thải ra ngoài. Chi phí khoảng 6 - 7 triệu/lần.
Nội soi tán sỏi qua da
Thường thực hiện với những viên sỏi thận kích thước lớn trên 2cm, sỏi thận san hô cứng,... Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở lưng kích thước khoảng 0,5cm, sau đó đưa dụng cụ nội soi đến phá vỡ sỏi và gắp các vụn sỏi ra ngoài. Chi phí khoảng 12 - 15 triệu/lần.
Phương pháp tán sỏi qua da
Những lưu ý sau khi tán sỏi thận
Hiện nay, tán sỏi thận rất phổ biến, tuy nhiên chỉ nên áp dụng khi sỏi kích thước quá lớn hoặc điều trị nội khoa không thuyên giảm. Mặc dù phương pháp này giúp loại sỏi nhanh nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro như: Tổn thương niệu đạo, bàng quang, niệu quản, rách vỡ nhu mô thận và các cơ quan lân cận như gan, lách,… Ngoài ra, có một số trường hợp bị nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng huyết sau tán sỏi gây nên tình trạng đau buốt, khó chịu kéo dài.
Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích nên được thực hiện ngay cả trước và sau khi tán sỏi thận:
- Tuân thủ những hướng dẫn trong ăn uống và sinh hoạt trước khi tán sỏi để đảm bảo sức khỏe, giảm nguy cơ biến chứng phẫu thuật.
- Sau phẫu thuật, cần chú ý nghỉ ngơi, tránh vận động nặng làm ảnh hưởng đến vết mổ.
Sau tán sỏi cần nghỉ ngơi, tránh vận động nặng
- Ưu tiên các thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu để giúp nhanh hồi phục sức khỏe và tránh biến chứng sau tán sỏi.
- Tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ.
- Phòng ngừa tái phát sau tán sỏi bằng một chế độ sinh hoạt khoa học: Uống nhiều nước; Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi; Hạn chế ăn quá mặn, tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…