Suy thượng thận cấp là căn bệnh thường khó phát hiện do các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu. Khi bệnh không được điều trị sớm sẽ để lại những ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng người mắc. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về suy thượng thận cấp.

Suy thượng thận cấp là gì?

Suy thượng thận cấp là bệnh nội khoa có nguy cơ gây tử vong cao. Tình trạng này xảy ra khi nhu cầu hormon của cơ thể vượt quá khả năng sản xuất của tuyến thượng thận. Chủ yếu do thiếu hụt cortisol và thiếu aldosteron ở mức độ ít hơn.

Các triệu chứng lâm sàng của suy thượng thận cấp không đặc hiệu, vì vậy căn bệnh này thường bị bỏ qua kèm với chẩn đoán trụy tim mạch không rõ nguyên nhân. Do đó suy thượng thận cấp cần được điều trị ngay khi mới chỉ có những triệu chứng nghi ngờ.

Suy thượng thận cấp là tình trạng thiếu hụt cortisol

Suy thượng thận cấp là tình trạng thiếu hụt cortisol

Nguyên nhân gây suy thượng thận cấp

Phát hiện sớm suy thượng thận cấp là vấn đề quan trọng quyết định đến việc điều trị thành công hay không. Tuy nhiên việc phát hiện sớm bệnh có thể khó khăn. Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên suy thượng thận cấp. 

Nguyên nhân tại tuyến thượng thận

Tuyến thượng thận đã bị tổn thương từ trước 

Người bệnh đã bị suy thượng thận cấp trên nền suy thượng thận mạn:

  •  Người bệnh bỏ đột ngột điều trị corticoid thay thế.
  • Người bệnh bị nôn mửa và tiến hành các phẫu thuật.
  • Sử dụng thuốc nhuận tràng, tiêu chảy hoặc lợi tiểu.
  • Người bệnh ăn nhạt trong thời gian dài, mắc chứng đổ nhiều mồ hôi.
  • Các nguyên nhân gây sốc làm thiếu máu nuôi tuyến thượng thận, nhiễm trùng.

Xuất huyết tuyến thượng thận

Xuất huyết tuyến thượng thận là tổn thương rất hiếm gặp, tuy nhiên diễn tiến nặng, nguy cơ cao gây tử vong cho người bệnh. Nguyên nhân chủ yếu là do:

  • Rối loạn đông máu: Thường do đông máu rải rác bên trong lòng mạch như mắc ung thư, dùng thuốc chống đông máu,...
  • Sử dụng các thuốc kháng thượng thận như aminoglutethimide, ketoconazole (do dùng liều cao liên tục), rifampicin, gardenal, dihydan.
  • Đối với trẻ em trong hội chứng Waterhouse-Friderichsen, xuất huyết thượng thận hai bên chu sinh gây suy thượng thận cấp do trụy mạch liên tiếp dẫn tới mất máu.

Quá trình tổng hợp hormon ở tuyến thượng thận bị rối loạn bẩm sinh

Tình trạng này rất hiếm gặp, nếu có thì chỉ xảy ra ở trẻ em. Đây là bệnh cảnh do thiếu men 21 – hydroxylase, hydroxylase, 3 – dehydrogenase. Bệnh có thể xuất hiện sau sinh từ vài ngày đến vài tuần với các triệu chứng lâm sàng như: Chán ăn, nôn, chậm tăng cân, mất nước, trụy tim mạch. 

Đối với trẻ em là nữ thường đi kèm những bất thường ở cơ quan sinh dục ngoài. Những trẻ mắc bệnh này có thể sẽ tử vong nếu như không được điều trị kịp thời với phác đồ phù hợp.

Một số nguyên nhân khác

  • Tắc mạch do cholesterol, nhiễm nấm cryptococcosis, huyết khối một động mạch hoặc một tĩnh mạch thượng thận.
  • Phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận.

Nguyên nhân gây suy thượng thận cấp do tuyến thượng thận

Nguyên nhân gây suy thượng thận cấp do tuyến thượng thận

Nguyên nhân tại vùng dưới đồi – tuyến yên

Các nguyên nhân do vùng dưới đồi – tuyến yên gây nên bệnh suy thượng thận cấp bao gồm:

  •  Tiến hành điều trị phẫu thuật u tuyến thùy trước tuyến yên.
  •  Phẫu thuật cắt bỏ một tuyến thượng thận do u gây ra.
  •  Gặp chấn thương não, mắc viêm màng não, vỡ phình mạch máu não.
  •  Hội chứng Sheehan.
  • Đột ngột ngưng điều trị sau một liệu trình corticoid kéo dài.
  • Xuất huyết u tuyến yên (tràn máu tuyến yên).
  • Tổn thương ở vùng dưới đồi – tuyến yên.

Chẩn đoán suy thượng thận cấp

Có thể phát hiện suy thượng thận cấp thông qua chẩn đoán lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng. Cụ thể:

Các triệu chứng lâm sàng của suy thượng thận cấp

Một số biểu hiện trên lâm sàng có thể giúp bạn nhận biết bệnh suy thượng thận cấp như sau:

  • Rối loạn tiêu hóa: Người bệnh cảm thấy đau vùng thượng vị, sau đó lan dần ra khắp vùng bụng. Đôi khi sẽ có cảm giác buồn nôn và nôn. Tuy nhiên biểu hiện này vẫn có thể nhầm lẫn với các bệnh lý ngoại khoa khác.
  • Rối loạn tâm thần: Người bệnh cảm thấy mệt lả dẫn tới hôn mê, thậm chí mê sảng, mất ý thức, lẫn lộn.
  • Trụy tim mạch, huyết áp tụt nhanh chóng, chân tay lạnh, mạch nhanh yếu.
  • Biểu hiện mất nước ngoại bào: Người bệnh sụt cân thấy rõ, đau cơ, đau đầu, đau khớp, sốt kể cả khi không có dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Các triệu chứng khác như: Đổ nhiều mồ hôi, nhịp tim cao, chán ăn, ăn không ngon, cơ thể yếu ớt,…

Các xét nghiệm cận lâm sàng giúp xác định chẩn đoán

Để tiến hành chẩn đoán, bác sĩ sẽ đo nồng độ cortisol hoặc hormon vỏ thượng thận ACTH trong máu của người bệnh. Khi các triệu chứng lâm sàng được kiểm soát, bác sĩ sẽ tiến hành làm các xét nghiệm khác để chẩn đoán xem mức độ hormon tuyến thượng thận có bình thường hay không. Các xét nghiệm dùng để chẩn đoán bao gồm:

  • Xét nghiệm hormon vỏ thượng thận để đánh giá nồng độ cortisol của người bệnh trước và sau khi tiêm ACTH.
  • Xét nghiệm kali huyết thanh để kiểm tra nồng độ kali: Khi kali máu tăng sẽ làm thay đổi sóng điện tim với T cao nhọn đối xứng, có khi kèm với block nhĩ thất, QRS giãn rộng.
  • Xét nghiệm natri huyết thanh để kiểm tra nồng độ natri.
  • Định lượng đường huyết lúc đói để xác định lượng đường trong máu của người bệnh.
  • Kiểm tra mức cortisol.

Xét nghiệm kiểm tra mức cortisol trong điều trị suy thượng thận cấp

Xét nghiệm kiểm tra mức cortisol trong điều trị suy thượng thận cấp

Phác đồ điều trị suy thượng thận cấp

Người mắc bệnh suy thượng thận cấp kèm với các triệu chứng như sốc nặng, suy hô hấp, suy tuần hoàn sẽ được điều trị theo các hướng chính gồm: Bù nước, điện giải, đề phòng hạ đường huyết, liệu pháp hormon thay thế. Điều trị nguyên nhân. Theo dõi bệnh nhân trong 24h đầu.

Bù nước, điện giải

Khi nghi ngờ mắc suy thượng thận cấp, người bệnh sẽ được tiến hành truyền nước muối đẳng trương (NaCl 0,9%) với tốc độ trung bình 4 lít/24h. Đặc biệt, khi người bệnh tụt huyết áp cần phải tiến hành bù nước điện giải rất nhiều.

Hormon thay thế

Đối với những ngày đầu bị suy thượng thận cấp, người bệnh cần được điều trị ngay bằng hydrocortison hemisuccinat với liều 100mg bằng đường tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Sau đó tiêm tĩnh mạch hydrocortison phosphat liều 100mg rồi tiếp tục truyền hydrocortison với liều lượng 50 – 100mg mỗi 4 – 6 giờ. 

Sang ngày tiếp theo, người bệnh sẽ được truyền hydrocortison liều 50 – 100mg mỗi 8h. Những ngày tiếp theo tùy thuộc vào thể trạng người bệnh để hiệu chỉnh liều tiêm.

Để quá trình điều trị diễn tiến tốt, cần chú ý cho người bệnh nghỉ ngơi tại giường, hạn chế di chuyển. Bên cạnh đó cũng cần lưu ý nâng cao thể trạng cho người bệnh: Đảm bảo dinh dưỡng, cung cấp các vitamin cần thiết, bổ sung thuốc bảo vệ và hỗ trợ tế bào,…

Bệnh suy thượng thận cấp được điều trị bằng hormon thay thế

Bệnh suy thượng thận cấp được điều trị bằng hormon thay thế

Theo dõi bệnh nhân 

Trong giai đoạn cấp cứu cần tiến hành một số liệu pháp điều trị sau:

  • Hạn chế di chuyển người bệnh nhiều.
  • Lâm sàng theo dõi mỗi giờ: Tình trạng mất nước, nhiệt độ, mạch, tri giác, lượng nước tiểu.
  • Cận lâm sàng tiến hành xét nghiệm mỗi 4 – 6h: Creatinin máu, huyết đồ, đường huyết, protid máu toàn phần, điện giải đồ máu,…Tùy thuộc tình hình người bệnh có thể làm thêm các xét nghiệm: X–quang phổi, cấy máu, ECG nhiều lần.

Trong giai đoạn ổn định cần thực hiện giảm liều tiêm hydrocortison và duy trì trong vài ngày theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

>>> Xem thêm: Người bị suy tuyến thượng thận nên ăn gì thì tốt?

Phòng ngừa suy thượng thận cấp

Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh suy thượng thận cấp cần thực hiện một số biện pháp như sau:

  • Không đột ngột ngưng sử dụng corticoid.
  • Chú ý với những trưởng hợp mất nước, phòng tránh nhiễm khuẩn, các yếu tố kích thích phát triển bệnh nền.
  • Điều trị các bệnh lý mắc kèm (nếu có).
  • Nâng cao thể trạng, bổ sung thực phẩm giàu vitamin cần thiết cho cơ thể.

Những thảo dược giúp bảo vệ thận, phòng suy thượng thận cấp hiệu quả 

Bên cạnh những biện pháp trên, để phòng ngừa tái phát và ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh lý khác về thận, bạn nên sử dụng thêm sản phẩm nguồn gốc từ thảo dược đã được chứng minh có tác dụng bồi bổ, bảo vệ chức năng thận gồm dành dành, bạch phục linh, đan sâm, mã đề,… Cụ thể:

  • Dành dành: Nghiên cứu của nhóm tác giả Xiaobo li và cộng sự (năm 2017) đăng tải trên trang web y khoa uy tín Pubmed chứng minh chiết xuất từ thân cùng quả cây dành dành chứa hoạt chất có tác dụng bảo vệ thận, ức chế quá trình dịch chuyển biểu mô, trung mô, hạ huyết áp, làm bền thành mạch và làm chậm quá trình xơ hóa thận tiến triển.
  • Bạch phục linh (Bạch linh): Nghiên cứu của nhóm tác giả Ya-Long Feng và cộng sự (năm 2013) đã tiến hành nghiên cứu về hoạt động lợi tiểu trong bạch phục linh. Thông qua nghiên cứu này ta biết được bạch phục linh có hiệu quả trong việc lợi tiểu, tăng tốc độ bài tiết nước tiểu ở thận và làm bài tiết các ion natri, kali, clo.
  •  Đan sâm: Theo nghiên cứu của XY Ji và cộng sự (năm 2000) vị thuốc này có tác dụng cải thiện chức năng thận, làm giãn nở các động mạch vành, tăng lưu lượng máu, loại bỏ gốc tự do, làm giảm tổn thương tế bào do thiếu máu cục bộ.
  • Mã đề: Tương tự như bạch phục linh, mã đề cũng có tác dụng lợi tiểu, chống oxy hóa và kháng viêm hiệu quả. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được mã đề có thể điều trị một số bệnh như viêm cầu thận, ức chế quá trình viêm của hội chứng thận hư, viêm bàng quang,…

Các thảo dược tốt cho thận gồm dành dành, bạch linh, mã đề đan sâm,... 

Các thảo dược tốt cho thận gồm dành dành, bạch linh, mã đề đan sâm,... 

Sự kết hợp của các thảo dược trên sẽ giúp ngăn ngừa bệnh suy thượng thận cấp tiến triển. Một trong những ưu điểm lớn của sản phẩm có thành phần là các thảo dược trên không gây ra tác dụng phụ làm ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.

Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam năm 2021, có đến 92,9% người dùng hài lòng và rất hài lòng khi sử dụng sản phẩm có thành phần chính là dành dành để cải thiện tình trạng bệnh thận.

Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc sẽ nắm rõ hơn thông tin về bệnh suy thượng thận cấp và biết cách bảo vệ thận cũng như sức khỏe của mình. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào, hãy để lại thông tin liên lạc ở dưới phần bình luận, các chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ giải đáp thắc mắc của bạn sớm nhất có thể. 

Tài liệu tham khảo: 

https://www.healthline.com/health/acute-adrenal-crisis#

https://www.healthline.com/health/addisons-disease 

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK441933/