Thận là cơ quan đặc biệt quan trọng chịu trách nhiệm thải độc cho cơ thể. Bệnh thận nếu không được phát hiện sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu cơ thể bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, đau lưng,... chóng mặt thì hãy đến cơ sở y tế để kiểm tra ngay vì đây có thể là các dấu hiệu cảnh báo bệnh thận. 

10 dấu hiệu cảnh báo bệnh thận

Thận có vai trò điều hòa cân bằng dịch trong cơ thể, cân bằng nước, điện giải và sản sinh một số hormone vào máu. Chính vì vậy, khi thận có vấn đề sẽ biểu hiện rõ rệt ở các chức năng này. Các dấu hiệu cảnh báo bệnh thận bạn cần chú ý gồm:

Bất thường khi đi tiểu

Sự thay đổi về số lượng nước tiểu, số lần đi tiểu là biểu hiện rõ nhất nếu thận của bạn đang có vấn đề. Các triệu chứng cụ thể như sau:

  • Đi tiểu nhiều lần hơn so với bình thường, đặc biệt tăng lên về đêm.
  • Lượng nước tiểu có thể nhiều hoặc ít hơn so với bình thường.
  • Màu nước tiểu đậm hoặc nhạt màu hơn.
  • Mặc dù nhu cầu tăng lên nhưng khi vào nhà vệ sinh lại không thể đi tiểu.

Di-tieu-nhieu-tieu-kho-canh-bao-than-dang-gap-van-de.webp

Đi tiểu nhiều, tiểu khó cảnh báo thận đang gặp vấn đề

Nước tiểu đục

Ở người bình thường, nước tiểu thường có màu vàng nhạt và trong. Khi trong nước tiểu tồn tại nhiều tế bào bạch cầu, các mảnh vụn của tổ chức viêm sẽ khiến nước tiểu của bạn có màu trắng đục. Phần lớn các trường hợp có đi kèm với triệu chứng đi tiểu đau, tiểu buốt, tiểu rắt.

Nước tiểu có lẫn máu

Thông thường, khi chức năng thận ổn định các tế bào hồng cầu sẽ không thể lọt qua màng lọc. Tuy nhiên, khi mắc bệnh thận có thể khiến hồng cầu thoát ra ngoài và lẫn vào trong nước tiểu. Đây là triệu chứng cảnh báo các bệnh lý của thận và nhiều cơ quan khác. Bạn cần đặc biệt chú ý khi có triệu chứng này.

Phù nề mặt, chân tay

Khi chức năng thận suy giảm, khả năng bài tiết chất thải cũng suy giảm theo. Điều này khiến hàm lượng natri trong cơ thể tăng cao gây tích tụ dịch trong cơ thể. Người bệnh có thể bị phù nề ở mặt, chân, tay, đặc biệt là mắt cá chân và bàn chân.

Đau lưng

Một số người mắc bệnh thận có thể bị đau lưng, đau vùng hông một hoặc cả hai bên. Các cơn đau này có thể âm ỉ hoặc dữ dội, xuất hiện đột ngột. Đau có thể lan xuống vùng trước bẹn, cơ quan sinh dục ngoài hay hố chậu. Đây là một trong những triệu chứng biểu hiện thường gặp nhất khi thận có vấn đề.

Dau-lung-la-trieu-chung-kha-dac-trung-cua-cac-benh-ly-than.webp

Đau lưng là triệu chứng khá đặc trưng của các bệnh lý thận

Mệt mỏi, chóng mặt, khó tập trung

Khi chức năng thận bình thường sẽ tiết ra hormon erythropoietin. Đây là hormon thiết yếu để tạo ra hồng cầu. Nếu thận không thể hoạt động tốt khiến lượng erythropoietin tiết ra ít hơn. Điều này sẽ khiến lượng hồng cầu, oxy đến các cơ quan ít hơn, đặc biệt tại não, cơ bắp. Khi đó người bệnh sẽ cảm thấy uể oải, chóng mặt, suy giảm trí nhớ và khó tập trung hơn.

Ngứa da, phát ban

Triệu chứng ngứa, phát ban thường bị nhầm với tình trạng dị ứng. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo thận đang có vấn đề. Các triệu chứng này xuất hiện do sự tích tụ các chất thải ở trong máu do thận không thể lọc bỏ hoàn toàn. 

Hơi thở có mùi

Suy giảm chức năng thận làm nồng độ ure trong máu tăng cao. Khi ure tiếp xúc với nước bọt sẽ phân hủy thành amoniac. Điều này khiến hơi thở của có mùi giống amoniac. 

Thường xuyên ớn lạnh

Thận có vấn đề trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng thiếu máu. Người bệnh thường cảm thấy ớn lạnh, lòng bàn chân và lòng bàn tay lạnh kể cả khi trời nóng.

Khó thở

Đây là triệu chứng biểu hiện bệnh lý thận của bạn đã trở nên nghiêm trọng. Lượng dịch bị tích tụ trong phổi và lượng oxy tới phổi giảm do suy giảm hồng cầu dẫn đến tình trạng khó thở, thở ngắn, thở dốc. 

Kho-tho-do-than-khong-the-dao-thai-dich-ra-khoi-co-the.webp

Khó thở do thận không thể đào thải dịch ra khỏi cơ thể

>>XEM THÊM: Dấu hiệu thận yếu và các biện pháp điều trị bệnh hiệu quả

Các bệnh thận thường gặp

Một số bệnh của thận thường gặp bao gồm:

  • Sỏi thận.
  • Nang thận.
  • Viêm ống thận cấp.
  • Viêm cầu thận.
  • Viêm thận bể thận cấp.
  • Hội chứng thận hư.
  • Ung thư thận.
  • Suy thận cấp.
  • Suy thận mạn.

Bệnh thận nguy hiểm không?

Khi thận xuất hiện vấn đề các chức năng lọc, bài tiết chất thải sẽ bị rối loạn. Điều này khiến các chất độc gây hại không thể đảo thải ra khỏi cơ thể. Sự lắng đọng canxi có thể gây ra các bệnh lý về xương, làm tăng huyết áp. Sự tích tụ các chất cũng làm thay đổi pH máu gây toan máu dẫn đến rối loạn nhịp thở, thở nhanh, thậm chí là tử vong. 

Thận bị ảnh hưởng lâu dài hoặc tổn thương vĩnh viễn có thể làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường, bệnh tim mạch, suy thận mạn,... Các bệnh lý này khiến người bệnh phải phụ thuộc vào thuốc, chạy thận nhân tạo suốt đời. Dù vậy, nếu được phát hiện can thiệp kịp thời, chức năng thận sẽ dần được phục hồi. 

Benh-nhan-suy-than-co-the-phai-chay-than-nhan-tao-suot-doi.webp

Bệnh nhân suy thận có thể phải chạy thận nhân tạo suốt đời

Cách phòng tránh bệnh thận

Duy trì lối sống, chế độ dinh dưỡng lành mạnh kết hợp sản phẩm thảo dược có vai trò rất quan trọng trong phòng ngừa bệnh thận cũng như các vấn đề sức khỏe khác.

Thay đổi lối sống, chế độ ăn

Để phòng bệnh thận, bạn nên lưu ý một số điều sau:

  • Duy trì cân nặng hợp lý giúp kiểm soát tốt huyết áp và lượng đường, lipid trong. Chỉ số BMI nên ở ngưỡng trên 20 và dưới 25.
  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày khoảng 30 phút. Chọn các bài tập vừa phải như đi bộ, yoga, đạp xe, tập thể dục nhịp điệu.
  • Bỏ thuốc lá: Thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa khiến lượng máu đến thận không đầy đủ.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để đảm bảo thận và các cơ quan khác vẫn hoạt động tốt.
  • Kiểm soát huyết áp và đường huyết hàng ngày, nhất là bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp.
  • Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Uống đủ nước giúp đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể và giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.
  • Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. 
  • Giảm lượng muối dưới 6g/ngày. Hạn chế các thực phẩm nhiều muối như dưa muối, cà muối, dăm bông, xúc xích.
  • Tăng cường thực phẩm tốt cho thận: ớt chuông đỏ, bắp cải, súp lơ, tỏi, hành tây, cá hồi,các trích, cá thu, cá ngừ, lòng trắng trứng, dầu ô liu, táo, mâm xôi, dâu tây, việt quất.

Tăng cường chức năng và phòng ngừa bệnh thận bằng thảo dược

Bên cạnh lối sống lành mạnh, nhiều chuyên gia khuyến nghị sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược nhằm cải thiện chức năng và hạn chế nguy cơ mắc các vấn đề về thận. 

Một sản phẩm thảo dược có thành phần chính là cây dành dành kết hợp với đan sâm, hoàng kỳ, trầm hương, bạch phục linh, linh chi đỏ, mã đề, râu mèo cùng hoạt chất coenzyme Q10, L-carnitine. Sự kết hợp này giúp tăng đào thải chất độc ra ngoài, cải thiện các triệu chứng như phù, mệt mỏi, tiểu đêm, tiểu đục,... nhằm cải thiện chức năng thận và hỗ trợ phòng suy thận. Sản phẩm đã nhiều nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả và an toàn nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng. 

Danh-danh-ho-tro-cai-thien-trieu-chung-va-phong-ngua-benh-than.webp

Dành dành hỗ trợ cải thiện triệu chứng và phòng ngừa bệnh thận

Các bệnh lý của thận diễn biến âm thầm đã và đang trở thành một trong những vấn đề gây tử vong hàng đầu. Nhận biết sớm các triệu chứng giúp bạn được điều trị và kiểm soát thận đúng cách. Một trong những cách cải thiện sức khỏe thận an toàn là sử dụng sản phẩm thảo dược có nguồn gốc từ dành dành mỗi ngày. 

Link tham khảo:

https://www.healthline.com/health/kidney-disease#symptoms

https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/kidney-disease

https://lifeoptions.org/learn-about-kidney-disease/kidney-disease-symptoms/