Suy tuyến thượng thận thường kéo theo những rối loạn trong sản xuất và bài tiết các hormon như: Glucocorticoid, mineralocorticoid và androgen. Điều này có thể mang tới những biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về tình trạng suy tuyến thượng thận, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Suy tuyến thượng thận là gì?

Tuyến thượng thận nằm trên chóp thận, là tuyến nội tiết nhỏ trong hệ nội tiết. Cơ quan này có cấu tạo gồm 2 phần đó là phần tủy và phần vỏ.

Tuyến thượng thận có nhiệm vụ chính là sản xuất hormone nội tiết cho cơ thể:

  • Phần tủy tiết ra hormone catecholamine có vai trò điều hòa nhịp tim và ổn định huyết áp. 
  • Phần vỏ tuyến đảm nhiệm vai trò tiết hormone corticosteroid.

Suy tuyến thượng thận là tình trạng gặp phải khi cơ quan này sản xuất quá ít cortisol. Điều này gây ra các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, từ đó kéo theo một loạt hệ lụy lên hoạt động của cơ quan khác.

Suy tuyến thượng thận được phân thành hai loại phụ thuộc vào vị trí tổn thương: 

  • Suy tuyến thượng thận nguyên phát (bệnh Addison): Đây là sự rối loạn chức năng tại tuyến thượng thận.
  • Suy tuyến thượng thận thứ phát: Có sự rối loạn chức năng của vị trí trung ương trong hệ trục nội tiết, đó là vùng dưới đồi - tuyến yên.

Suy-tuyen-thuong-than-la-tinh-trang-gap-phai-khi-co-quan-nay-san-xuat-qua-it-cortisol-can-thiet-cho-co-the.jpg

Suy tuyến thượng thận là tình trạng gặp phải khi cơ quan này sản xuất quá ít cortisol cần thiết cho cơ thể

Những nguyên nhân gây ra suy tuyến thượng thận

Vì bản chất sinh bệnh khác nhau giữa hai thể của suy tuyến thượng thận nên căn nguyên của mỗi loại cũng không hoàn toàn giống nhau. Cụ thể:

Suy tuyến thượng thận nguyên phát

Khi tuyến thượng thận bị tổn thương, lượng hormon cortisol và aldosterone do tuyến này sản xuất ra sẽ suy giảm. Những nguyên nhân được cho là làm tổn thương tuyến thượng thận nguyên phát bao gồm:

  • Tự miễn: Hệ miễn dịch tấn công chính tuyến thượng thận do nhận “nhầm” đây là tuyến gây nguy hại cho cơ thể.
  • Do mắc phải một số bệnh nhiễm trùng: HIV, lao, nhiễm nấm.
  • Có xuất huyết hoặc có khối u ở tuyến thượng thận.

Suy tuyến thượng thận thứ phát

Nguyên nhân gây suy thượng thận thứ phát thường là những yếu tố gây ức chế hệ trục nội tiết dưới đồi – tuyến yên – thượng thận, gồm:

  • Nguồn gốc ngoại sinh: Lạm dụng corticoid thời gian dài.
  • Nội sinh: Hội chứng Cushing.
  • Sang thương tại vùng dưới đồi và tuyến yên: Viêm, u hoặc ung thư tuyến yên; sau can thiệp cắt bỏ u tuyến yên…

Suy-tuyen-thuong-than-do-nhieu-nguyen-nhan-gay-nen.jpg

Suy tuyến thượng thận do nhiều nguyên nhân gây nên

Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tuyến thượng thận

Không như nhiều bệnh lý khác có triệu chứng mơ hồ, các dấu hiệu của suy tuyến thượng thận khá rõ ràng để chẩn đoán. Hầu hết người mắc sẽ gặp phải các biểu hiện sau:

  • Chán ăn, cơ thể suy nhược, mệt mỏi.
  • Thường xuyên thấy chóng mặt, buồn nôn, nôn ói. Một số trường hợp còn bị rối loạn tâm thần.
  • Bị đau đột ngột tại vùng lưng hoặc ở dưới chân.
  • Huyết áp thấp, nhịp tim tăng.
  • Sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi.

Khi thấy cơ thể có các triệu chứng trên và nghi ngờ bị suy tuyến thượng thận, bạn cần thăm khám để được điều trị kịp thời.

Nguoi-bi-suy-tuyen-thuong-than-thuong-met-moi-chan-an.jpg

Người bị suy tuyến thượng thận thường mệt mỏi, chán ăn

Suy tuyến thượng thận điều trị thế nào?

Hiện nay, vẫn chưa tìm ra giải pháp chữa khỏi hoàn toàn bệnh suy tuyến thượng thận. Vì vậy, người bệnh đang phải uống thuốc đến hết đời.

  • Phương pháp điều trị duy trì và thay thế glucocorticoid: Sử dụng hydrocortison 25-30 mg/ngày, uống hết 1 lần hoặc chia nhỏ làm 3.
  • Với bệnh suy tuyến thượng thận nguyên phát: Uống mineralocorticoid với fludrocortisone liều 0,05 – 0,2 mg hàng ngày.
  • Đôi khi, bác sĩ sẽ yêu cầu người bị suy tuyến thượng thận nên thêm một lượng nhỏ muối trong khẩu phần ăn hàng ngày để hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả hơn.

Nhìn chung, nếu tuân thủ đúng phác đồ điều trị suy tuyến thượng thận, bạn sẽ không gặp tác dụng phụ gì đáng kể. Tuy nhiên, nếu uống thuốc với liều cao hơn so với chỉ định trong thời gian dài, bạn có nguy cơ gặp phải những vấn đề như:

  • Loãng xương, xương yếu, dễ gãy.
  • Tâm trạng thất thường.
  • Khó ngủ, thậm chí mất ngủ.

Nguoi-benh-can-tuan-thu-chi-dinh-su-dung-thuoc-dieu-tri-suy-tuyen-thuong-than-de-cai-thien-benh-tot-nhat.jpg

Người bệnh cần tuần thủ chỉ định sử dụng thuốc điều trị suy tuyến thượng thận để cải thiện bệnh tốt nhất

>>> XEM THÊM: Phương pháp điều trị suy tuyến thượng thận mới nhất

Phòng ngừa suy tuyến thượng thận

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày cũng quyết định đến việc bệnh tiến triển nhanh hay chậm. Để phòng ngừa bệnh suy tuyến thượng thận, chúng ta cần:

Điều chỉnh chế độ ăn uống

  • Cần bổ sung đạm và chất béo lành mạnh: Cá, thịt gia cầm, sữa, các loại đậu, trứng, quả bơ, ô liu và quả hạch.
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C để tăng sức đề kháng: Xoài, kiwi, bông cải xanh, ớt chuông.
  • Tăng lượng muối hợp lý: Ở người bị suy tuyến thượng thận thì cần bổ sung muối ở mức độ vừa phải để đảm bảo cân bằng điện giải.
  • Người bệnh cũng cần uống nhiều nước để cân bằng dịch trong cơ thể.
  • Bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin nhóm B (đặc biệt là B5) giúp cơ thể sản sinh năng lượng đồng thời tăng cường hoạt động của tuyến thượng thận.

bo-sung-vitamin-b5-giup-tang-cuong-hoat-dong-cua-tuyen-thuong-than.jpg

Bổ sung vitamin B5 giúp tăng cường hoạt động của tuyến thượng thận

Xây dựng lối sống khoa học

Ngoài chế độ dinh dưỡng, người bị suy tuyến thượng thận cũng cần duy trì chế độ sinh hoạt khoa học hàng ngày:

  • Không hút thuốc lá và tránh xa chất kích thích.
  • Tăng cường vận động, tập luyện thể dục - thể thao đều đặn, tránh làm việc quá sức.
  • Giữ ổn định tâm lý, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.
  • Cần thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để phát hiện bệnh sớm nếu có.

Sử dụng sản phẩm thảo dược chứa dành dành giúp tăng cường chức năng thận, ngăn ngừa suy thận tiến triển

Bên cạnh những biện pháp phòng ngừa trên, hiện nay, xu hướng sử dụng sản phẩm nguồn gốc từ thảo dược tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận đang rất thịnh hành. Trong số đó, sản phẩm nổi trội được hàng triệu người tin dùng chính là thực phẩm bảo vệ sức khỏe với thành phần chính dành dành.

Theo đông y, dành dành được biết đến nhiều với công dụng như hỗ trợ làm lành vết thương, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện các bệnh lý liên quan đến thận. Theo một nghiên cứu năm 2017, các hoạt chất trong quả dành dành có tác dụng giúp giảm tình trạng thiếu máu thận nhờ cơ chế tăng sinh mạch máu mới và kích thích tủy thận sinh hồng cầu mới; chống xơ hóa thận và giảm tổn thương thận thông qua cơ chế giảm đường huyết, giảm axit uric, giảm stress oxy hóa. 

Cac-hoat-chat-trong-qanh-danh-giup-cai-thien-chuc-nang-than.jpg

Các hoạt chất trong dành dành giúp cải thiện chức năng thận

Bên cạnh dành dành, sản phẩm còn có sự kết hợp của nhiều cây thuốc bổ thận, giảm triệu chứng bệnh suy tuyến thượng thận như: 

  • Đan sâm: Tanshinones trong thảo dược có tác dụng chính là thúc đẩy tuần hoàn máu, kháng khuẩn và kháng viêm. Thành phần khác của đan sâm là axit salvianolic giúp bảo vệ tế bào, chống oxy hóa và chống đông máu.
  • Hoàng kỳ: Có khả năng làm giảm protein niệu, bảo vệ thận khỏi các tác nhân gây hại, cải thiện tình trạng giữ muối và nước, từ đó giảm áp lực trên thận.
  • Mã đề, râu mèo, bạch phục linh: Có tác dụng bổ thận, lợi tiểu, tăng đào thải acid uric, tăng khả năng lọc và đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể.
  • Linh chi đỏ: Giúp cải thiện chức năng thận bằng nhiều con đường khác nhau, loại bỏ gốc tự do, bảo vệ thận khỏi sự phá hủy của các tác nhân gây hại.
  • Trầm hương: Một nghiên cứu năm 2015 đã chứng minh, trầm hương có khả năng bảo vệ, ức chế tăng sinh thận, làm chậm tiến triển xơ hóa và viêm ở thận.

Bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin tổng quan về căn bệnh suy tuyến thượng thận. Để quả thận luôn khỏe mạnh, tránh gặp phải các bệnh lý liên quan đến thận, bạn hãy kết hợp sử dụng sản phẩm chứa dành dành nhé!

Tài liệu tham khảo:

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/10820042/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5526097/