Thận ứ nước là tình trạng ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ thận ứ nước là gì? Thận ứ nước có mấy độ? Mức độ nguy hiểm ra sao và nên điều trị như thế nào? Để có lời giải đáp cho những thắc mắc này, mời các bạn theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Thận ứ nước là tình trạng như thế nào?

Thận ứ nước là tình trạng thận tổn thương khi bị giãn nở hoặc sưng to lên do nước tiểu tắc nghẽn và ứ đọng tại thận. Tình trạng này có thể xảy ra chỉ ở một bên thận hoặc cả hai bên, khiến cấu trúc tế bào thận bị tổn thương và suy giảm chức năng.

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng thận bị ứ nước. Phần lớn, nguyên nhân hình thành là do các bệnh lý gây nên. Cụ thể:

+ Sỏi thận: Sỏi thận gây tắc nghẽn niệu quản. Nếu là sỏi nhỏ, nó sẽ di chuyển từ thận xuống bàng quang. Tuy nhiên, khi sỏi to sẽ gây tắc nghẽn niệu quản, làm nước tiểu bị ứ lại trên chỗ tắc. Trong khi đó, thận vẫn tiếp tục thực hiện chức năng của mình là lọc nước tiểu mà niệu quản lại bị tắc, nước tiểu sẽ không xuống được bàng quang dẫn đến tình trạng thận ứ nước và giãn to.

+ Sỏi bàng quang, cổ bàng quang co bất thường như: Bàng quang thường chứa nước tiểu, nhưng nếu xuất hiện những khối u hoặc sỏi, phần cổ của cơ quan này có dấu hiệu co thắt một cách bất thường, khiến cho việc xả nước bị ảnh hưởng. Về lâu dài, nước tiểu trong bàng quang bị căng đầy, sẽ gây ngập luôn cả thận.  

+ Hẹp niệu quản: Niệu quản bị hẹp có thể do mổ lấy sỏi thận trước đó, để lại vết sẹo và gây tắc nghẽn, khiến thận ứ nước.

+ Hẹp niệu đạo: Niệu đạo hẹp do viêm nhiễm hoặc sỏi, khiến nước tiểu không thể nào thoát ra ngoài được, sẽ gây ra tình trạng thận bị ứ nước.

Thận ứ nước có mấy độ?

Một số xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm CMP và ảnh chụp CT-scan được thực hiện để xác định độ giãn ở đài thận (dA-P), từ đó đưa ra kết luận các cấp độ cũng như mức nguy hiểm của thận ứ nước.

Thận ứ nước độ 1

Đây là giai đoạn nhẹ nhất của bệnh. Lúc này, hình dạng của thận vẫn chưa có nhiều sự thay đổi, cầu thận bị sưng giãn nhẹ (dA-P khoảng 5 - 10mm). Mặc dù thận ứ nước độ 1 không quá nguy hiểm nhưng có thể nhanh chóng chuyển biến nặng nếu điều trị chậm trễ.

Thận ứ nước độ 2

Mức độ của thận ứ nước độ 2 vẫn được xếp vào dạng nhẹ. Lúc này, bể thận và đài thận đã có sự giãn nở, tăng thêm khoảng 10 - 15mm. Bệnh thường gây nên tình trạng tăng huyết áp, suy thận cấp và mạn tính. Triệu chứng cũng bắt đầu rõ nét hơn như: Người bệnh đi tiểu nhiều, đặc biệt là về đêm; Tăng huyết áp: Huyết áp đột ngột tăng cao khiến người bệnh cảm thấy đau tim, nhức đầu, choáng váng,…

Thận ứ nước độ 3

Đây là cấp độ diễn tiến trung bình nặng. Cả bể thận và đài thận đã có sự thay đổi kích thước cũng như hình dạng rõ ràng. Lúc này, sức khỏe người bệnh suy giảm đáng kể, luôn cảm thấy mệt mỏi do thiếu máu; Tiểu tiện bất thường; Nước tiểu màu nhạt hoặc nâu tối, có bọt; Mắt, chân hoặc tay có biểu hiện phù; Tiêu hóa bị rối loạn,…

Thận ứ nước độ 4

Đây là mức độ nặng nhất của bệnh thận ứ nước. Lúc này, hình dạng của thận căng tròn như một quả bóng bơm căng hơi, độ tổn thương thận có thể lên đến trên 70%. Nếu không điều trị kịp thời, có thể gây biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe bệnh nhân.

Điều trị thận ứ nước như thế nào?

Như đã đề cập, thận ứ nước nguy hiểm nhất ở độ 3 và 4. Lúc này, áp lực trong thận tăng cao dẫn đến chức năng lọc máu, loại bỏ chất thải, độc tố và điều hòa điện giải suy yếu. Tình trạng này kéo dài mà không có biện pháp điều trị hiệu quả dễ dẫn đến suy thận, nhiễm trùng thận, viêm cầu thận và đường máu. Nghiêm trọng hơn cả là nguy cơ mất hoàn toàn chức năng thận, thậm chí tử vong. Chính vì vậy, người bệnh cần tìm cho mình biện pháp điều trị hiệu quả ngay từ sớm.

Hiện nay, các phương pháp chữa thận ứ nước đều dựa trên nguyên tắc chính đó là loại bỏ tình trạng tắc nghẽn, làm thông lại dòng chảy tự do của nước tiểu. Điều này sẽ giúp xoa dịu phần nào cơn đau thận, đồng thời ngăn ngừa tình trạng tổn thương. Thủ thuật thoát nước tiểu thường gồm 2 cách: Thứ nhất là đưa ống thông mỏng vào bàng quang thông qua niệu đạo; Thứ hai là trực tiếp đặt ống thông vào thận bằng cách phẫu thuật.

Với trường hợp thận ứ nước độ 1, 2, 3, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc sau:

+ Kháng sinh, chống viêm: Trong trường hợp thận bị nhiễm khuẩn, người bệnh có biểu hiện sốt thì cần được sử dụng kháng sinh và thuốc chống viêm phi steroid.

+ Thuốc điều hòa huyết áp: Để tránh huyết áp tăng quá cao, bệnh nhân sẽ được dùng thuốc để điều hòa huyết áp.

+ Thuốc kiểm soát natri, kali: Khi thận bị ứ nước, chức năng thận sẽ suy giảm nghiêm trọng, không thể tự điều hòa nồng độ muối và kali. Lúc này, các loại thuốc điều trị rối loạn điện giải là sự lựa chọn cần thiết.

+ Trong trường hợp thận ứ nước độ 1, 2, 3 do sỏi thận, sỏi bàng quang hay sỏi niệu đạo có thể áp dụng các phương pháp loại bỏ sỏi như: Bắn laser, tán sỏi và mổ lấy sỏi nếu cần thiết.

Chắc hẳn, thuốc tây gần như là biện pháp trước tiên mà tất cả mọi người đều nghĩ tới khi có vấn đề về sức khỏe. Nhưng về lâu dài thì đây không phải cách giải quyết hoàn hảo, vì chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ.

Nếu thuốc không thể giải quyết vấn đề, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật lấy sỏi cho bệnh nhân bị thận ứ nước độ 3, 4. Tuy nhiên, chi phí cho phương pháp này khá cao, khoảng vài chục triệu đồng 1 ca phẫu thuật.

Nếu như lo lắng những tác dụng phụ và biến chứng của thuốc tây thì các thảo dược tự nhiên được xem là lựa chọn hiệu quả, an toàn. Bạn có thể tham khảo các bài thuốc đông y hoặc đơn giản hơn là sử dụng những sản phẩm lành tính đã được bào chế.

Sản phẩm thảo dược – Giải pháp hữu hiệu cho người bị thận ứ nước

Để cải thiện tình trạng thận ứ nước, người bệnh nên xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp. Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyên người bị thận ứ nước nên tìm cho mình giải pháp tích cực hơn để tăng cường chức năng thận ngay từ bên trong cơ thể, đó là bổ sung sản phẩm thảo dược.

Tuy nhiên, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm chứa thành phần thảo dược được quảng cáo với công dụng cải thiện thận ứ nước và các bệnh về thận khác. Trước thực tế đó, các chuyên gia đầu ngành khuyên người bệnh nên lựa chọn sản phẩm đã có mặt trên thị trường nhiều năm; Có thành phần đã được nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng; Được đánh giá cao tác dụng trong nhiều hội thảo khoa học; Được sản xuất và phân phối bởi công ty uy tín; Nhận nhiều giải thưởng do người tiêu dùng bình chọn và được kiểm chứng qua hàng triệu người sử dụng tốt,… 

Sản phẩm chứa thành phần chính chiết xuất từ cây dành dành. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, quả dành dành có chứa nhiều hoạt chất, trong đó, crocin – một chất thuộc nhóm carotenoid có tác dụng tốt với tất cả các vấn đề về thận, hỗ trợ điều trị thận ứ nước hiệu quả.

Để tăng cường tác dụng của dành dành, các nhà khoa học đã lấy thảo dược này làm thành phần chính, kết hợp cùng nhiều vị thuốc lợi tiểu, tốt cho thận như: Đan sâm, hoàng kỳ, mã đề, bạch phục linh, râu mèo, linh chi đỏ,... đem đến tác dụng phòng ngừa, cải thiện chức năng thận và hỗ trợ điều trị triệu chứng của bệnh hiệu quả. Hơn nữa, sản phẩm còn giúp ngăn chặn thận ứ nước tiến triển thành suy thận. Ngoài ra, sản phẩm này còn làm chậm tiến trình suy thận; Giảm nhu cầu lọc máu ở bệnh nhân suy thận; Ngăn ngừa sự phát triển suy thận từ những bệnh nguy cơ như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, sỏi thận,... Bạn có thể tham khảo kết hợp sử dụng trong quá trình điều trị thận ứ nước để bệnh được cải thiện hiệu quả nhé! Vì thành phần trong sản phẩm đều là thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn.

Thắc mắc: “Thận ứ nước có mấy độ” đã được giải đáp. Để ngăn ngừa và cải thiện thận ứ nước hiệu quả, ngoài việc có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thường xuyên, người bệnh nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược mỗi ngày.