Thận ứ nước là tình trạng ngày càng trở nên phổ biến hiện nay. Bệnh được chia thành nhiều cấp độ khác nhau tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ. Vậy thận ứ nước độ 2 có phải mổ không? Có nguy hiểm đến tính mạng không? Làm thế nào để phục hồi và cải thiện chức năng thận hiệu quả? Đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích trong bài viết này!

Thận ứ nước là bệnh gì?

Thận ứ nước là tình trạng nước tiểu tích tụ nhiều bất thường, khiến thận bị giãn và sưng to. Tình trạng ứ nước có thể xảy ra ở 1 hoặc cả 2 bên thận. Nếu bệnh thận ứ nước không được chữa trị sẽ làm các đơn vị tế bào bị hủy hoại dần, mức lọc cầu thận giảm đi và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như: Suy thận mạn tính, viêm cầu thận, thiếu máu,... Nguyên nhân thận ứ nước chủ yếu bắt nguồn từ một số bệnh lý gồm: Sỏi thận, niệu quản bị hẹp, cổ bàng quang co bất thường, rối loạn chức năng bàng quang, khối u ngoài đường tiết niệu và ung thư tuyến tiền liệt.

- Dấu hiệu thận ứ nước cấp tính: Ở giai đoạn cấp tính, dấu hiệu đặc trưng của thận ứ nước là tình trạng đau bụng do sỏi di chuyển từ thận xuống niệu quản cọ xát hoặc mắc kẹt tại niệu quản bị hẹp. Cơn đau khởi phát ở vùng thắt lưng xuống tới háng kèm theo tình trạng buồn nôn và nôn, một số trường hợp có thể xuất hiện máu trong nước tiểu.

- Dấu hiệu thận ứ nước mạn tính: Thận giãn to dần theo thời gian và có thể không thấy biểu hiện gì. Trường hợp có các khối u ở bàng quang chèn ép thận gây rối loạn chất điện giải canxi, natri, kali sẽ xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn và nôn, co thắt cơ bắp.

>>> XEM THÊM: Bệnh thận ứ nước và những điều cần biết

Các cấp độ nguy hiểm của bệnh thận ứ nước

Bác sĩ sẽ thông qua một số xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm CMP và ảnh chụp CT-scan để xác định độ giãn ở đài thận (dA-P) từ đó đưa ra kết luận các cấp độ và mức nguy hiểm của thận ứ nước.

Thận ứ nước độ 1

Thận ứ nước độ 1 là mức độ nhẹ nhất của bệnh. Ở giai đoạn này, cầu thận sưng giãn nhẹ (dA-P khoảng 5 - 10mm). Mặc dù thận ứ nước độ 1 không quá nguy hiểm nhưng có thể nhanh chóng chuyển biến nặng nếu điều trị chậm trễ.

Thận ứ nước độ 2

Sự nguy hiểm tăng cao ở giai đoạn thận ứ nước độ 2. Lúc này, cầu thận sưng giãn lên tới 10 - 15mm. Người bệnh phải gánh chịu cơn đau mạn sườn và hông cả ngày, kèm theo đó là tình trạng đi tiểu liên tục (lượng nước tiểu nhiều gấp 1,5 - 2 lần so với bình thường).

Thận ứ nước độ 3

Bước sang giai đoạn thận ứ nước độ 3, tình trạng bệnh được đánh giá là có những chuyển biến phức tạp và đặc biệt nguy hiểm. Độ giãn của cầu thận vượt quá 15mm, trên ảnh chụp CT rất khó để phân biệt được bể thận với đài thận. Thận ứ nước độ 3 khiến bệnh nhân trở nên mệt mỏi do cơ thể bị tích nước nghiêm trọng. Khi đó, cần có sự can thiệp điều trị thận ứ nước gấp để tránh những biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.

>>> XEM THÊM: Bệnh thận ứ nước có cần đề phòng nguy cơ suy thận mạn không?

Thận ứ nước độ 2 có phải mổ không?

Với sự tiến bộ của y học hiện đại ngày nay, người mắc thận ứ nước có nhiều hy vọng khỏi bệnh nhờ các phương pháp điều trị khác nhau. Nếu phát hiện sớm thận ứ nước độ 1, thận ứ nước độ 2, mức tổn thương chưa quá nghiêm trọng thì khả năng hồi phục rất cao. Tuy nhiên, nếu người bệnh phát hiện thận ứ nước độ 3 quá muộn thì rất khó để điều trị. Đặc biệt khi thận ứ nước độ 3 chuyển biến thành suy thận mạn tính thì bệnh nhân chỉ có thể chạy thận để duy trì sự sống. Để chữa thận ứ nước, trước hết, người bệnh phải tiến hành thăm khám, xác định nguyên nhân nhằm đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Tất cả phương pháp đều hướng tới mục đích khơi thông dòng chảy tự do của nước tiểu, giảm sưng giúp thận khôi phục lại bình thường. Vậy khi bị thận ứ nước độ 2 có phải mổ không?

than-u-nuoc-do-2-co-phai-mo-khong

Thận ứ nước độ 2 có phải mổ không?

Thận ứ nước độ 2 nếu nguyên nhân là do sỏi niệu quản thì cần theo dõi qua siêu âm 3 tháng/lần, đánh giá chức năng thận, tổng phân tích nước tiểu, xạ hình thận. Bệnh có thể giảm độ nhưng cũng có thể tăng lên độ 3. Trường hợp sỏi niệu quản còn bé thì có thể chưa cần phẫu thuật nhưng các bác sĩ có thể chỉ định tán sỏi ngoài cơ thể. Bạn sẽ được chỉ định dùng thuốc tây để điều trị các triệu chứng cấp, sau đó có thể dùng kết hợp các sản phẩm từ thảo dược. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu rõ nguồn gốc vì không giống như thuốc Tây được kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt ở một mức độ nhất định, các thành phần thuốc Bắc trôi nổi trên thị trường hiện nay đều không không qua kiểm định chất lượng. Vì thế, chúng có thể là mối nguy hại tiềm ẩn.

>>> XEM THÊM: Người bị thận ứ nước nên ăn gì thì tốt?