Bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em thường diễn biến bất ngờ và có nguy cơ tiến triển nhanh thành mạn tính, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe nếu không điều trị kịp thời. Thế nhưng, nhiều phụ huynh chưa nắm rõ được thông tin về căn bệnh nguy hiểm này. Vậy viêm cầu thận cấp ở trẻ là gì? Có những dấu hiệu nào giúp nhận biết căn bệnh này và cách điều trị ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em là tình trạng như thế nào?

Viêm cầu thận cấp là bệnh lý gây tổn thương thận cấp tính. Tình trạng này xảy ra khi các cầu thận bị viêm nhiễm, dẫn đến mất chức năng loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Bệnh khiến cho những chất thải tích tụ, ảnh hưởng tới sức khỏe người mắc. Ở trẻ em, viêm cầu thận cấp xảy ra sau nhiễm khuẩn ngoài da và thường chiếm tỷ lệ cao. Bệnh thường gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 4 – 14, tỷ lệ nam nhiều gấp đôi nữ. Bệnh lưu hành tản phát nhưng đôi khi có thể gây dịch trong một quần thể dân cư với điều kiện vệ sinh kém.

Nguyên nhân thường gặp là sau nhiễm liên cầu khuẩn gây viêm nhiễm vùng hầu - họng, từ nhiễm khuẩn ngoài da hay không rõ nguồn nhiễm khuẩn. Ngoài ra, các bệnh lý khác cũng có thể gây viêm cầu thận cấp như lupus ban đỏ hệ thống; Nhiễm vi khuẩn liên cầu nhóm A (vi khuẩn gây viêm họng); Do hậu quả của các bệnh lý làm ảnh hưởng đến hệ mạch máu như: Viêm mạch hoặc henoch schonlein ban xuất huyết.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em

Bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em thường xuất hiện sau một đợt nhiễm khuẩn ngoài da (mụn mủ cả vùng da) hoặc ở cổ họng (sốt, đau họng, amidan mưng mủ, sưng to) từ 1 - 3 tuần. Đôi khi có một số dấu hiệu báo trước như: Sốt nhẹ từ 37,5ºC - 38,5ºC, đau vùng thắt lưng, đau bụng, buồn nôn. Tuy nhiên, có một số trường hợp sẽ bùng phát dữ dội với các triệu chứng như:

Phù

Phù thường là dấu hiệu lâm sàng đầu tiên mà bạn có thể nhận biết khi trẻ mắc viêm cầu thận cấp. Khi đó, trẻ sẽ có cảm giác nặng mặt, sưng nhẹ ở 2 mí mắt và phù chân, khi ấn vào tạo thành vệt lõm. Biểu hiện phù nhiều hơn vào buổi sáng và giảm dần vào buổi chiều.

Tiểu ít (thiểu niệu, vô niệu)

Đi kèm với triệu chứng phù là hiện tượng tiểu ít. Phù càng nhiều thì nước tiểu càng ít dần đi. Khi lượng nước tiểu dưới 500ml/ngày được gọi là thiểu niệu và dưới 100ml/ngày là vô niệu. Biểu hiện tiểu ít thường gặp trong tuần đầu của bệnh và kéo dài khoảng 3 – 4 ngày.

Tiểu ra máu

Mỗi ngày, người bệnh đi tiểu ra máu từ 1 - 2 lần, xuất hiện liên tục trong tuần đầu. Về sau, tần suất tiểu ra máu giảm dần rồi hết hẳn. Các bậc phụ huynh cần hướng dẫn trẻ cách phân biệt màu nước tiểu khi không được khỏe mạnh để báo cho bố mẹ về các dấu hiệu mà chúng nhận thấy.

Tăng huyết áp

Tăng huyết áp là triệu chứng lâm sàng thường gặp ở người bị viêm cầu thận cấp. Khi trẻ em mắc viêm cầu thận cấp, huyết áp vào khoảng 140/90 mmHg. Đối với trường hợp tăng huyết áp kịch phát trong khoảng 180/100 mmHg và kéo dài sẽ khiến bệnh nhân có cảm giác đau đầu dữ dội, lơ mơ, co giật, hôn mê.

Điều trị viêm cầu thận cấp ở trẻ em như thế nào?

Giới chuyên gia cho biết, phương pháp điều trị viêm cầu thận cấp cho trẻ sẽ được chỉ định dựa vào các yếu tố:

+ Tuổi, sức khỏe tổng quát và tiền sử bệnh của trẻ.

+ Nguyên nhân gây bệnh.

+ Tình trạng bệnh.

+ Khả năng chịu đựng của trẻ đối với các loại thuốc hoặc liệu pháp cụ thể.

Phương pháp điều trị tập trung vào làm chậm sự tiến triển của bệnh, ngăn chặn bệnh nặng hơn và phòng ngừa các biến chứng.

Sử dụng kháng sinh

Nếu có nhiễm khuẩn, chuyên gia sẽ kê đơn các loại thuốc kháng sinh như penicillin dạng uống hoặc tiêm. Hoặc có thể sử dụng liệu trình kết hợp giữa penicillin và thuốc ức chế enzym beta – lactamase.

Điều trị triệu chứng

+ Điều trị tăng huyết áp: Tùy từng trường hợp có thể sử dụng một số loại thuốc để điều trị như: Nhóm thuốc ức chế men chuyển (gây tác dụng phụ là ho, tăng kali máu,…); Nhóm thuốc chẹn thụ thể; Nhóm chẹn beta giao cảm; Nhóm chẹn kênh canxi (gây tác dụng phụ là làm tăng nhịp tim và bốc hỏa).

+ Điều trị phù: Tùy theo mức độ phù mà có thể sử dụng thuốc lợi tiểu cho hợp lý. Thường được sử dụng nhất là sulfamid lợi niệu. 

Ngoài việc tuân thủ các liệu pháp điều trị và sử dụng thuốc theo yêu cầu của bác sĩ, phụ huynh cũng cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ để hỗ trợ, tăng cường hiệu quả cải thiện bệnh, giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng hơn. Cụ thể:

+ Ăn ít muối: Bạn nên cho trẻ ăn những thực phẩm chứa ít muối hoặc hạn chế sử dụng muối trong bữa ăn để giúp cải thiện và kiểm soát huyết áp cũng như ngăn chặn tình trạng ứ nước trong cơ thể dẫn đến phù nề.

+ Hạn chế nước: Hạn chế cung cấp nước quá nhiều cho cơ thể của trẻ để làm giảm gánh nặng cho thận khi cơ quan này đã bị viêm, suy yếu.

+ Hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu protein: Tránh cho trẻ ăn những thực phẩm có chứa quá nhiều chất đạm giúp giảm gánh nặng của việc lọ

Hỗ trợ điều trị viêm cầu thận cấp bằng sản phẩm thảo dược

Việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh trong điều trị viêm cầu thận cấp để lại những tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe, nhất là với trẻ em. Bên cạnh việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học, người bị viêm cầu thận cấp nên tìm đến các giải pháp tích cực hơn, tăng cường chức năng thận ngay từ bên trong cơ thể, đó là bổ sung thảo dược để giúp phục hồi chức năng thận. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe với thành phần chính chiết xuất từ cây dành dành.

Sản phẩm có thành phần chính chiết xuất từ cây dành dành. Theo nghiên cứu khoa học, quả dành dành chứa các hoạt chất, trong đó, crocin - một chất thuộc nhóm carotenoid được phát hiện nhiều trong cây dành dành có tác dụng rất tốt với những bệnh lý về thận, hỗ trợ điều trị viêm cầu thận cấp hiệu quả.

Ngoài dành dành, sản phẩm thảo dược này còn kết hợp với các vị thuốc lợi tiểu, tốt cho thận như:

- Đan sâm: Vị thuốc này có tác dụng giúp tăng cường chức năng thận, hỗ trợ điều trị các vấn đề về thận do tiểu đường, cải thiện vi tuần hoàn thận, làm tăng đáng kể mức thanh thải và siêu lọc creatinine, ure, acid uric.

- Hoàng kỳ: Giúp giảm protein niệu, bảo vệ thận khỏi sự phá hủy, cải thiện tình trạng giữ nước và natri, cải thiện chức năng thận, làm chậm diễn tiến của bệnh.

- Trầm hương: Là vị thuốc đông y quý hiếm, có tác dụng bổ khí, tăng cường sức khỏe cho cơ thể.

- Bạch phục linh: Có tác dụng lợi thủy, thẩm thấp, làm lợi niệu, giảm phù thũng.

- Râu mèo: Có tác dụng lợi tiểu, tăng thải clorua, acid uric, ure – những chất độc ứ đọng khi thận bị suy, hỗ trợ điều trị viêm cầu thận.

- Mã đề: Có tác dụng lợi tiểu, tăng thải acid uric dư thừa, bổ thận, giúp điều trị viêm cầu thận, sỏi thận.

- Linh chi đỏ: Giúp cải thiện chức năng thận bằng nhiều con đường khác nhau, triệt tiêu các superoxide (gốc tự do), bảo vệ gan và cấu trúc thận khỏi sự phá hủy, đây là điều cần thiết với người bị viêm cầu thận cấp.

Không những vậy, sản phẩm còn làm chậm tiến trình suy thận, giảm nhu cầu lọc máu, ngăn ngừa sự phát triển suy thận từ những yếu tố nguy cơ như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận cấp, sỏi thận,...