Ngày 12/1, bệnh nhi M.T.A., 6 tuổi, ngụ tại Gò Vấp (TP.HCM) nhập viện trong tình trạng đau bụng dạng táo bón, nước tiểu không đục,... Qua siêu âm thấy 2 niệu quản giãn, đặc biệt là bên trái giãn rất to. Khi trẻ đau bụng, cha mẹ cứ nghĩ do rối loạn tiêu hóa, giun sán hoặc thấy trẻ rặn tiểu cũng cho là bình thường. Nhưng trên thực tế, đây có thể là những biểu hiện của nhiễm trùng đường tiểu, thận ứ nước độ 4. Hãy đọc tiếp để tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả!
Thận ứ nước là gì?
Thận ứ nước là tình trạng nước tiểu trong thận bị vật cản làm nghẽn lại, khiến thận phồng to lên bất thường. Bệnh được chia làm 4 cấp độ là:
- Thận ứ nước độ 1: Khi mang thai, về cơ bản cũng giống như bệnh ở người bình thường do tắc nghẽn niệu quản, ứ nước tại thận khiến thận sưng to và tổn thương.
- Thận ứ nước độ 2: Đây là hậu quả của tình trạng tắc đường dẫn niệu trong hoặc ngoài thận. Bệnh thường gây nên tình trạng tăng huyết áp, suy thận cấp và mạn tính. Có thể nói, người bệnh bị thận ứ nước cấp độ 1, 2 tức là đang trong tình trạng nhẹ, cần khám và điều trị kịp thời.
- Thận ứ nước độ 3: Theo lý giải của các bác sĩ hàng đầu, thận ứ nước có nguy cơ dẫn đến nhiễm khuẩn bể thận và từ đó gây viêm, khiến cho chức năng thận bị suy giảm. Đặc biệt, nếu mắc bệnh mà không được điều trị trong thời gian dài sẽ gây suy thận cấp, ảnh hưởng lớn đến các cơ quan khác trong cơ thể. Như vậy, đồng nghĩa là từ cấp độ 3 bệnh bắt đầu nguy hiểm.
- Thận ứ nước cấp độ 4: Khi bước sang thận ứ nước độ 4, tức là bệnh đã nặng hơn, bể thận, đài thận đã bị giãn thành 1 nang lớn nên rất khó phân biệt được đâu là bể thận, đâu là đài bể thận và thận cũng sẽ rất to. Cấp độ 4 là cấp độ nguy hiểm, có thể cần phải phẫu thuật để giải quyết vấn đề, nếu không, tổn thương thận sẽ trở thành vĩnh viễn.
Đi tiểu bất thường dẫn đến thận ứ nước độ 4
Không chỉ người lớn mà trẻ em cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này. Như trường hợp của bệnh nhi M.T.A. đã thông tin ở phần đầu bài viết. Người nhà bé A. kể: 3 năm trước, bé đã có những đợt đi tiểu bất thường, đứng rặn hơi lâu, đôi lúc bị đau bụng nhưng cứ nghĩ do táo bón. Lúc đó, gia đình đưa bé đi siêu âm thì kết quả cho thấy hình ảnh thận trái ứ nước nhẹ (độ 1), niệu quản bình thường, không giãn. Tuy nhiên, tháng 12/2013, khi thấy bé đau bụng nhiều hơn, gia đình mới đưa vào Bệnh viện thì được chẩn đoán, bé A. bị thận ứ nước ở độ 4, rất nặng.
Cả 2 thận đều bị tổn thương. Thận bên trái đã bị teo, xơ sẹo, chức năng chỉ còn 28%. Thận bên phải có tổn thương nhưng ít hơn, giảm khoảng 5% chức năng. Qua một số phim ảnh và khai thác tiền sử bệnh, các bác sĩ chẩn đoán bé bị trào ngược bàng quang - niệu quản. Nước tiểu trào từ bàng quang lên thận mang theo vi trùng gây nhiễm trùng. Nhiễm trùng đường tiểu không đơn thuần điều trị là hết mà sẽ để lại di chứng nặng nề: Sẹo thận, chức năng thận suy giảm và nặng nề hơn là thận bị mất chức năng. Khi thận đã suy giảm chức năng thì không thể phục hồi được 100%. Khảo sát ở những trẻ bị trào ngược bàng quang - niệu quản có sẹo thận, khoảng 20% bị cao huyết áp.
Những cách điều trị thận ứ nước độ 4 hiệu quả
Cách chữa thận ứ nước phụ thuộc vào triệu chứng và mức độ nghiêm trọng. Dưới đây là một số gợi ý trong điều trị thận ứ nước độ 4:
Dùng thuốc tây
Thuốc tây gần như là phương pháp đầu tiên được áp dụng khi có vấn đề sức khỏe. Không thể phủ nhận thuốc tây cho hiệu quả nhanh chóng, nhưng đi kèm với đó là hàng loạt tác dụng phụ. Người bệnh có thể được kê thuốc kháng sinh, giảm đau để ngăn ngừa nhiễm trùng và hạn chế bệnh thận tiến triển nặng hơn. Nhưng về lâu dài thì chắc chắn đây không phải giải pháp hoàn hảo.
Phẫu thuật
Nếu thuốc không thể giải quyết vấn đề, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật lấy sỏi cho bệnh nhân bị thận ứ nước độ 3, 4. Tuy nhiên, chi phí cho phương pháp này khá cao, khoảng vài chục triệu đồng cho 1 ca phẫu thuật.
Sử dụng tia laser
Những người sợ tốn kém và đau đớn do phẫu thuật thường bắt đầu nghĩ đến một phương pháp khác, đó là bắn tia laser làm tan sỏi. Tuy nhiên, không thể điều trị thận ứ nước độ 4 bằng cách này ngay lần đầu tiên, mà phải loại bỏ sỏi từng tí một, thực hiện trong nhiều lần mới mong có kết quả. Các bác sĩ sẽ sử dụng ống soi niệu quản để quan sát hình ảnh nội soi, xác định vị trí của sỏi. Ống soi sau đó sẽ được đưa lên niệu quản đến tiếp cận viên sỏi. Tiếp đến, sóng xung kích hoặc que tán sỏi sẽ làm nhiệm vụ tán nhỏ viên sỏi rồi gắp dần ra ngoài. Ưu điểm của phương pháp này là không gây biến chứng, không có vết mổ, nhanh hồi phục. Nhược điểm là phải thực hiện nhiều lần mới diệt tận gốc được.
Thuốc Đông y
Nếu như sợ những tác dụng phụ và biến chứng của thuốc tây thì các thảo dược tự nhiên là lựa chọn hiệu quả và an toàn. Bạn có thể tham khảo các bài thuốc Đông y hoặc đơn giản hơn là sử dụng các sản phẩm lành tính đã được bào chế. Lưu ý, phải chọn sản phẩm uy tín.
Bài viết đã giải đáp cho bạn thắc mắc về tình trạng thận ứ nước độ 4 ở trẻ em. Bên cạnh việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ, đừng quên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược mỗi ngày để cải thiện và tăng cường chức năng thận hiệu quả, bạn nhé!