Viêm cầu thận là tình trạng viêm xảy ra ở thận. Thận có nhiệm vụ lọc máu và thải các dịch, điện giải và chất thải vào nước tiểu của bạn. Nếu cầu thận bị phá hủy, thận không thể làm việc hiệu quả và dẫn đến tình trạng suy thận. Vậy bệnh viêm cầu thận có chữa khỏi được không? Bạn nên tham khảo bài viết sau đây để biết thêm thông tin và hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
“SOI” tỷ lệ chữa khỏi bệnh viêm cầu thận
Viêm cầu thận phổ biến ở các nước đang phát triển. Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Có 2 loại viêm cầu thận chính bao gồm:
- Viêm cầu thận cấp tính: Các dấu hiệu và triệu chứng phát triển đột ngột
- Viêm cầu thận mãn tính: Các dấu hiệu và triệu chứng phát triển dần dần
Viêm cầu thận cấp ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của thận như: Quá trình lọc bỏ chất thải trong máu ra khỏi cơ thể, công suất lọc mỗi ngày giảm dần. Viêm cầu thận cấp tính có thể được kiểm soát với thuốc để ngăn chặn nguy cơ tiếp tục suy giảm chức năng thận. Chuyên gia sẽ dựa trên sinh thiết thận để đưa ra chẩn đoán, điều trị cụ thể cho bệnh viêm cầu thận cấp tính.
Viêm cầu thận mạn tính là một tập hợp các vấn đề về thận trong đó tiểu cầu, các cụm mao mạch được tìm thấy trong vỏ thận có chức năng loại bỏ chất thải được bài tiết dưới dạng nước tiểu, dần dần bị hư hỏng theo thời gian. Khi mắc phải bệnh này, chức năng thận sẽ bị suy giảm. Từ đó gây ra các biến chứng nặng nề, bao gồm:
- Hội chứng thận hư;
- Cao huyết áp do các chất thải tích tụ trong máu;
- Suy thận cấp tính sẽ làm mất chức năng lọc của thận, khiến tích tụ các chất độc hại nhanh chóng. Một số trường hợp nguy hiểm cần phải lọc máu khẩn cấp.
- Suy thận là một biến chứng do viêm cầu thận mãn tính gây ra. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Khi chức năng thận bị mất hoàn toàn, người bệnh cần phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận với chi phí rất cao mới có thể duy trì được mạng sống;
Việc điều trị viêm cầu thận mạn tính tùy thuộc vào từng cá nhân và nguyên nhân của căn bệnh tiềm ẩn. Hầu hết các biện pháp điều trị tập trung vào việc kiểm soát triệu chứng của bệnh. Thông thường, hạ huyết áp trở thành ưu tiên trong điều trị viêm cầu thận, được thực hiện thông qua việc sử dụng thuốc, cũng như thay đổi chế độ ăn uống tập trung vào việc giảm lượng natri và kali. Bên cạnh đó, mục tiêu hướng đến là duy trì cân bằng chất lỏng và điện giải, cũng như lượng protein đầy đủ trong cơ thể, kiểm soát bệnh tiểu đường bằng nhiều phương pháp điều trị khác nhau.