Chúng tôi tìm đến gặp bà Nguyễn Thị Kim Vân, sinh năm 1953, ở số 103 đường 11, phường Tân Kiểng, quận 7, TP. HCM. Khác hẳn với hình dung của chúng tôi về một người từng bị sỏi thận gần 30 năm, 6 năm bị suy thận và còn bị bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường hành hạ, bà Vân trông rất thư thái, mạnh khỏe, thậm chí hàng xóm còn khen rằng “bà giờ đẹp hơn ngày xưa”!

Hoang mang vì biết mình sắp phải chạy thận

Thấy vẻ ngạc nhiên của chúng tôi, bà mới từ từ kể lại quá trình chữa bệnh của mình. Từ năm 36 tuổi bà đã bị sỏi thận. Bà nói: “Đột nhiên tôi đau dữ dội như có ai đâm vào lưng, chân bị phù, đi tiểu khó và ra máu. Đã vậy, lúc cơ quan chuẩn bị xe để chở đi thì bị tụt huyết áp”. Bà phải nhập viện ở khoa hồi sức cấp cứu, bác sĩ khuyên bà nên tán sỏi ngoài cơ thể, nhưng do lúc đó hoàn cảnh gia đình cũng khó khăn, chi phí chữa trị tính ra hết 4 chỉ vàng, bà cũng sợ việc can thiệp phẫu thuật, nên xin điều trị bằng thuốc. Sau đó, bác sĩ cho truyền nước, tiêm thuốc để “tống” viên sỏi thận ra nhưng không được, tuy nhiên cơn đau đã đỡ hơn nên bà tạm thời yên tâm.

Sau đó, bà dùng thử các phương thuốc dân gian như bột chuối hột, dứa, ngò gai… nhưng những phương thuốc này cũng không giúp cải thiện nhiều. Đến năm 2003, khi khám sức khỏe định kỳ ở cơ quan, bà thử máu thì phát hiện bị đái tháo đường, lại thêm huyết áp lúc thấp lúc cao khiến bà lo lắng vô cùng. Sang năm 2004, khi đang ở quê ngoài Bắc lo công việc gia đình, bà bị tái phát cơn đau. Vào lại TP.HCM, bà đi siêu âm thì phát hiện cả 2 quả thận đều có nhiều sỏi, trong đó viên sỏi to nhất là 14mm. Bà quyết định đi tới bệnh viện để tái khám. Tại đây, bác sĩ chỉ định mổ nội soi nhưng phải cho ống truyền vào đường niệu để rút nước tiểu bị ứ ra ngoài. Thận của bà cũng bị yếu từ đó, một đêm đi tiểu phải 5 - 6 lần.

Bà càng lo hơn khi bác sĩ cho biết, nếu mổ thì sỏi thận vẫn có thể tái phát vì thận đã yếu, chức năng lọc giảm. Cứ 3 tháng bà lại đi tái khám một lần. Năm 2010, trong một lần đi tái khám, bác sĩ nói bà bị suy thận độ 1. Bà nhớ lại: “Quãng thời gian đó lưng tôi đau ê ẩm, đi tiểu đêm nhiều, nước tiểu vàng đậm, da dẻ xám xịt, đi đâu người ta cũng quở: sao dạo này da chị xấu thế, người mệt mỏi, mất ngủ, buồn nôn. Làm gì cũng bị thở dốc ra, chỉ ăn được nửa chén cơm chứ không ăn nhiều được, thịt chỉ ăn được một miếng bằng ngón tay cái”.

Bệnh tật cũng làm ảnh hưởng nhiều đến đến cuộc sống của bà và những người thân trong gia đình. Ngay cả việc nhà, bà cũng không làm được gì. Do đêm bà phải “lục đục” dậy nhiều lần đi tiểu, nên chồng bà cũng mất ngủ theo, phải thay chiếc giường đôi thành 2 giường đơn, kê cách nhau mấy chục cm. “Thôi thì cũng xây được cái nhà cho con chui ra chui vào, con cũng ăn học tới nơi tới chốn, bây giờ chết cũng không ân hận” – bà bộc bạch. Tâm trạng bà lúc nào cũng buồn rầu lo lắng vì bác sĩ nói bây giờ chỉ chờ độ suy thận tăng để chạy thận chứ không còn cách nào khác!