Người ta ước tính, có khoảng 200.000 bệnh nhân mới bị suy thận giai đoạn cuối mỗi năm ở Ấn Độ. Lọc máu giúp kéo dài cuộc sống của họ, nhưng việc điều trị có thể gặp nhiều rắc rối. Tiến sĩ Jyotsna Zope, Chuyên gia tư vấn cấp cao - Bác sĩ chuyên khoa Thận sẽ cho chúng ta một cái nhìn tổng quan về lọc máu và tư vấn cách để giảm độ suy thận mà không phải chạy thận.
5 bí kíp người bệnh suy thận cần “nhớ như in” để không phải chạy thận
Lọc máu (hay thẩm phân) là quy trình mà qua đó chất thải và nước dư thừa được lấy ra khỏi cơ thể bằng thiết bị hỗ trợ do thận không còn khả năng tự đào thải. Khi chức năng thận giảm 85 - 90% thì bệnh nhân cần phải chạy thận nhân tạo. Huyết áp thấp là một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất của chạy thận nhân tạo. Nó có thể được gây ra bởi sự sụt giảm các mức chất lỏng trong quá trình lọc máu, gây buồn nôn và chóng mặt. Nhiều tác dụng phụ ngắn hạn khác là chuột rút cơ bắp, ngứa, các vấn đề về giấc ngủ, thiếu máu, bệnh xương, huyết áp cao, quá tải chất lỏng…
Vì vậy, câu hỏi làm thể nào để giảm độ suy thận mà không phải chạy thận được rất nhiều người quan tâm. Hãy ghi nhớ và áp dụng 5 bí kíp dưới đây để tránh xa khỏi “bản án” chạy thận:
1. Ăn uống đúng cách và tập thể dục đều đặn
Những người thận yếu nói chung cần có chế độ ăn uống cẩn thận, vì nếu không, các loại thực phẩm không được chuyển hóa hết thành chất thải sẽ tạo áp lực lớn hơn cho thận. Mỗi người bệnh lại cần nhu cầu dinh dưỡng khác nhau tùy theo tình trạng bệnh và được chuyên gia hướng dẫn. Dưới đây là những chú ý chung cho những người suy thận:
Tránh ăn thực phẩm giàu kali và phốt pho để giảm tải cho thận như cam, mơ, dưa hấu, chuối, cà chua, khoai tây; các loại hạt, bơ đậu phộng, đậu khô, đậu lăng, đậu Hà Lan, sữa, sôcôla nóng, bia, nước ngọt, pho mát, sữa chua. Thay vào đó, nên chọn nước trái cây, bắp rang, đậu xanh, ngũ cốc gạo, ngũ cốc bắp và mì ống. Thực phẩm thay thế có thể là bông cải xanh, cải bắp, súp lơ, táo, dâu, mận và mù tạt,…
Hạn chế thực phẩm giàu chất đạm như: Cá bơn, cá ngừ, cá hồi ức gà, và thịt bò,… Có thể thay thế các món ăn này bởi thực phẩm có lượng protein thấp hơn như tôm, đậu phụ,… nhưng không quá 0,6 - 0,8g đạm/kg cân nặng/ngày.
Không ăn thực phẩm nhiều muối. Tránh ăn các thực phẩm thịt chế biến, đóng hộp và một số thực phẩm đông lạnh. Không ăn các chất kích thích như ớt cay, hạt tiêu, hành, tỏi, đồ muối chua, các loại nấm,...
Những môn thể thao phù hợp với bệnh nhân suy thận như: Đi bộ, đạp xe, đi dạo. Lưu ý: Người bị suy thận cần lao động nhẹ nhàng, tập luyện các bài tập có cường độ thấp.
2. Không hút thuốc
Hút thuốc lá làm cho huyết áp tăng cao, mạch máu bị xơ vữa và khiến bệnh thận tồi tệ hơn. Người bị suy thận rất dễ bị viêm đường hô hấp, hút thuốc lá sẽ làm bệnh dễ xuất hiện và nặng hơn. Do đó, việc bỏ thuốc với bệnh nhân là rất quan trọng.
3. Kiểm soát huyết áp cao, tiểu đường
Với những bệnh nhân tiểu đường, huyết áp cao, nguy cơ xảy ra các biến chứng về tim mạch, thận, mắt có khả năng cao hơn gấp 5 lần các bệnh nhân khác. Đáng chú ý hơn, trên nhóm bệnh nhân có cả tiểu đường và huyết áp cao thì nguy cơ xuất hiện suy thận giai đoạn cuối cao gấp 5 - 6 lần so với bệnh nhân huyết áp cao đơn thuần.
4. Điều trị nhiễm trùng tiết niệu kịp thời
Nếu không được điều trị, bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu có thể trở nên trầm trọng và gây ra nhiều phiền toái, dẫn đến viêm thận bể cấp tính hay mạn tính. Trẻ em và những người lớn tuổi là những người có nguy cơ tổn thương thận cao nhất khi có nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu bởi vì triệu chứng của bệnh thường bị bỏ qua hoặc dễ nhầm lẫn với bệnh lý khác. Phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiết niệu trong thời gian mang thai có nguy cơ sinh con thiếu cân hoặc đẻ non.