Suy thận xảy ra khi thận không thể thực hiện chức năng lọc chất lỏng dư thừa và chất thải ra khỏi máu. Khi suy thận tiến triển, chất thải tích tụ trong máu và làm hỏng các cơ quan của cơ thể. Để kiểm soát suy thận, điều quan trọng là cần phải nhận biết các dấu hiệu, triệu chứng và yếu tố nguy cơ của từng giai đoạn suy giảm chức năng thận.
Điểm qua 5 giai đoạn “sống dở, chết dở” của suy thận
Suy thận mạn có tỷ lệ người mắc ngày càng tăng và tiến triển nặng dần qua 5 giai đoạn. Sau đây là những thông tin cụ thể của từng giai đoạn:
Giai đoạn 1
Mức lọc cầu thận (GFR) giảm nhẹ, GFR còn khoảng 90% (tức là chức năng thận vẫn còn 90%).
Nhiều người suy thận trong giai đoạn 1 sẽ không có dấu hiệu hoặc triệu chứng. Sự xuất hiện của máu vi thể hoặc protein trong nước tiểu khi xét nghiệm sẽ báo rằng, có tổn thương thận. Tuy nhiên, số lượng tế bào máu hoặc protein là rất ít, đa phần mọi người chưa tự phát hiện ra bệnh mà chủ yếu thông qua xét nghiệm.
Giai đoạn 2
Giai đoạn này, GFR ở khoảng từ 60 đến 89%. Đây vẫn được coi là suy thận nhẹ và người mắc có thể vẫn không có triệu chứng. Bệnh chỉ được phát hiện thông qua kết quả xét nghiệm máu hoặc nước tiểu.
Khi phát hiện ra suy thận ở giai đoạn 1 hoặc 2, sự tiến triển của bệnh có thể được làm chậm, dừng lại hoặc thậm chí đảo ngược bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, lối sống và điều trị tích cực các bệnh lý kèm theo như tăng huyết áp, đái tháo đường.
Giai đoạn 3
Suy thận giai đoạn 3 gọi là suy thận mạn mức trung bình, được đặc trưng bởi GFR còn từ 30 đến 59%. Không phải tất cả người bị suy thận ở giai đoạn này đều biểu hiện triệu chứng! Một số trường hợp có thể gặp phải tình trạng mệt mỏi, sưng phù do dư thừa chất lỏng trong cơ thể, đau lưng và giảm cảm giác thèm ăn. Đặc biệt, thiếu máu cũng có thể xuất hiện ở người suy thận giai đoạn 3 do giảm tế bào hồng cầu.
Giai đoạn 4
Trong giai đoạn này, suy thận mạn tính đã ở mức nghiêm trọng, chức năng thận bị suy giảm rõ rệt, có thể cần phải chạy thận. Với tỷ lệ GFR từ 15 đến 29 %, thận không thể đảm bảo chức năng lọc máu cho cơ thể. Chạy thận là phương pháp sử dụng một máy lọc bên ngoài để loại bỏ lượng chất thải dư thừa, muối và nước khỏi cơ thể, điều mà thận không làm được.
Giai đoạn 5
Trong giai đoạn 5, còn gọi là suy thận giai đoạn cuối, chức năng thận sẽ còn ít hơn 15%. Sự thiếu máu trầm trọng, yếu mệt, sự tích tụ chất thải có thể gây ra các triệu chứng như: Bầm tím hoặc dễ chảy máu, nhức đầu, hạ thân nhiệt, tinh thần sa sút, khát nước, chuột rút bắp cơ, ngứa da, tê hoặc ngứa ở các chi, khó thở và giảm lượng nước tiểu. Bệnh nhân trong giai đoạn này sẽ được lọc máu và chờ đợi ghép thận.
Biện pháp đơn giản đối phó với bệnh suy thận ở mọi giai đoạn
Trên thực tế, tất cả những người đang mắc suy thận đều rất lo sợ bệnh tiến triển sang giai đoạn cuối, phải chạy thận hoặc ghép thận. Nếu không biết cách kiểm soát tốt, bệnh sẽ phát triển từ giai đoạn nhẹ sang giai đoạn nặng hơn, chạy thận là điều tất yếu. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, với giai đoạn 1, 2, nếu kiểm soát tốt, bệnh có thể được làm chậm, dừng lại hoặc đảo chiều. Nhiều bệnh nhân ở giai đoạn nặng hơn vẫn có thể đảo ngược bệnh bằng cách dùng thảo dược từ thiên nhiên.