Thận có vai trò loại bỏ chất thải, giúp cân bằng lượng chất lỏng, sản xuất hormone giữ cho huyết áp ổn định và tạo ra các tế bào hồng cầu. Một số loại thuốc có thể gây suy giảm chức năng thận, làm cản trở thận hoạt động theo cách bình thường. Dưới đây là một số loại thuốc chuyên gia khuyên bạn nên cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định sử dụng!
Vai trò của thận đối với sức khỏe
Thận được xem là một trong 5 cơ quan quan trọng nhất đối với sức khỏe con người, tương ứng với ngũ tạng là tâm - can - tỳ - phế - thận. Theo đó, thận đảm nhận chức năng lọc, đào thải chất cặn bã, độc tố và nước dư thừa ra ngoài cơ thể qua nước tiểu. Bên cạnh đó, thận còn có nhiệm vụ điều tiết nồng độ chất điện giải, kiểm soát huyết áp và tham gia điều tiết sản sinh hồng cầu. Ngoài ra, thận còn giúp cơ thể tái hấp thu nước, các axit amin và sản xuất ra các hormon điều hòa cơ thể. Nếu chức năng thận kém sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của hệ bài tiết, gây ra hàng loạt dấu hiệu bất thường.
5 loại thuốc dễ gây suy giảm chức năng thận
Thuốc có thể làm hại thận cấp tính hoặc mạn tính. Nguy hiểm ở chỗ là nhiều khi thuốc gây tổn thương thận từ từ, không có triệu chứng từ lúc đầu và đến khi phát hiện thì thận đã bị suy ở mức độ rất nặng, thậm chí phải chạy thận nhân tạo. Một số loại thuốc có thể gây suy giảm chức năng thận bao gồm:
Kháng sinh
Những loại thuốc này ảnh hưởng đến thận theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ, một số thuốc có thể khiến cho các tinh thể không bị phá vỡ, từ đó chặn dòng nước tiểu. Những thuốc khác chứa các hoạt chất có thể làm hỏng tế bào thận khi nó cố gắng lọc chúng ra. Một số người dị ứng với kháng sinh thì chức năng thận cũng sẽ bị ảnh hưởng. Tất cả những điều này có nhiều khả năng xảy ra nếu bạn dùng thuốc kháng sinh trong một thời gian dài hoặc với liều rất cao.
Thuốc lợi tiểu
Thuốc lợi tiểu dùng để điều trị huyết áp cao và kiểm soát triệu chứng sưng phù bằng cách thúc đẩy việc loại bỏ chất lỏng dư thừa. Nhưng đôi khi, chúng có thể làm cơ thể mất nước, điều này sẽ gây hại cho thận.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Cho dù dùng thuốc không kê đơn như aspirin, ibuprofen hoặc naproxen hay là theo chỉ định, bạn không nên sử dụng chúng thường xuyên trong thời gian dài hoặc với liều cao. Việc lạm dụng thuốc giảm đau gây ra 5% các trường hợp suy thận mạn tính mỗi năm.
Thuốc ức chế bơm proton (PPI)
Những loại thuốc này (aciphex, prilosec, prevacid, nexium) được sử dụng để điều trị chứng ợ nóng, loét và trào ngược axit nhờ làm giảm lượng axit trong dạ dày. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sử dụng loại thuốc này trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc những vấn đề nghiêm trọng về thận và dẫn đến suy thận. Các loại thuốc trị ợ nóng khác được gọi là thuốc chẹn H2 (pepcid, tagamet, zantac) có thể được dùng như liệu pháp thay thế vì ít gây hại thận hơn.
Thuốc nhuận tràng
Các thuốc nhuận tràng không kê đơn hoặc theo toa có thể để lại tinh thể trong thận, dẫn đến hình thành sỏi thận. Điều này đặc biệt đúng đối với những loại có chứa natri phosphate hoặc OSP.
Nếu thận đã bị tổn thương, một số loại thuốc có thể làm cho chúng tồi tệ hơn hoặc dẫn đến suy thận. Nói chuyện với người điều trị cho bạn trước khi dùng thuốc trị tiểu đường, thuốc kháng axit khi bị đau dạ dày hoặc thuốc chống vi trùng, virus. Trong một số trường hợp, bạn có thể được chỉ định liều nhỏ hơn nhưng an toàn. Để phòng tránh tác hại đối với thận, điều quan trọng nhất là không tự động mua thuốc để điều trị, đặc biệt đối với người đã và đang mắc bệnh về thận, trẻ nhỏ và người cao tuổi. Bạn nên lưu ý, không tự động thay đổi thuốc, không được thay đổi liều lượng và thời gian dùng thuốc, khi bệnh đã khỏi không được tự động mua thuốc để dùng kéo dài. Nên uống đủ lượng nước hàng ngày, ăn thêm rau, canh, trái cây, nhất là khi đang dùng thuốc để tăng sức lọc của thận.
Suy giảm chức năng thận nguy hiểm như thế nào?
Một khi thận suy yếu, khả năng thanh lọc và đào thải kém, chất độc tích tụ trong người gây rối loạn toàn bộ hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, thậm chí đe dọa sự sống. Chính vì vậy, sức khỏe thận luôn là điều bạn cần phải lưu tâm. Một số bệnh về thận phổ biến có thể kể đến như sau:
+ Suy thận: Là khi thận không đủ sức thải bỏ mọi cặn bã, khiến các chất độc hại và dịch dư thừa đọng lại trong cơ thể. Căn cứ vào các chỉ số albumin, creatinine, ure, protein,… qua xét nghiệm nước tiểu sẽ biết được tình trạng của thận.
+ Sỏi thận: Khi bị sỏi thận và sỏi đường tiết niệu, bệnh nhân sẽ thấy tiểu khó, tiểu buốt, tiểu rắt, màu sắc nước tiểu thay đổi, lượng nước tiểu ít, đau vùng thắt lưng, có thể kèm theo sốt hoặc không sốt.
+ Viêm thận: Là tình trạng viêm thường gặp do nhiễm khuẩn hoặc ngộ độc thuốc, hóa chất. Viêm thận chia thành 2 dạng, đó là viêm cầu thận cấp và viêm cầu thận mạn tính.
+ Viêm ống thận cấp: Thường là do ngộ độc chì, thuỷ ngân, sunfamit khiến người bệnh không đi tiểu được, ure máu cao, nước tiểu có protein, nhiều hồng cầu, bạch cầu trụ hình hạt.
+ Bệnh thận nhiễm mỡ: Khi thận bị nhiễm mỡ, người bệnh sẽ thấy bị phù đột ngột hoặc sau nhiễm khuẩn thông thường như viêm họng.
+ Hội chứng thận hư: Xảy ra khi các tác nhân gây bệnh lắng đọng ở cầu thận. Ngoài ra, nguyên nhân còn có thể đến từ việc dùng thuốc không đúng liều lượng.
Giải pháp giúp tăng cường chức năng thận hiệu quả
Hiện nay, các chuyên gia khuyên bạn nên kết hợp sử dụng các bài thuốc từ thảo dược để tăng cường chức năng thận. Từ xa xưa, ông bà ta đã dùng các vị thảo dược như dành dành, đan sâm, hoàng kỳ, trầm hương, linh chi đỏ,… để bồi bổ, phục hồi và cải thiện chức năng thận.