Việc lựa chọn chế độ thực phẩm, chế độ ăn uống là rất quan trọng đối với sức khỏe của tất cả mọi người. Điều này lại càng đúng với những người bị bệnh suy thận. Để kiểm soát bệnh suy thận của mình, bệnh nhân nên ghi nhớ một số quy tắc lựa chọn thực phẩm sau:
5 lưu ý khi lựa chọn thực phẩm cho người suy thận
Lưu ý 1: Chế biến thực phẩm ít muối cho người suy thận
Tại sao người suy thận cần phải ăn ít muối? Điều này mục đích là để giúp kiểm soát huyết áp của bạn. Thực phẩm lựa chọn cho bệnh nhân suy thận nên ít hơn 2.3g natri mỗi ngày. Tốt nhất là bạn hãy mua và chế biến thực phẩm tươi thường xuyên. Các loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng gói thường chứa hàm lượng muối cao.
Lưu ý 2: Bệnh nhân suy thận lựa chọn đúng loại protein và số lượng cần ăn
Tại sao người suy thận cần phải lựa chọn protein? Mục đích để giúp bảo vệ chức năng của thận. Protein thường được tìm thấy trong thực phẩm từ động vật và cả một số loại thực phẩm. Các thực phẩm giàu protein có nguồn gốc động vật có từ cá, thịt, trứng, sữa, và nguồn gốc thực vật có trong các loại hạt, đậu, quả hạch. Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn để xin lời khuyên về một chế độ ăn đầy đủ lượng protein và phù hợp với bạn nhất.
Lưu ý 3: Lựa chọn các thực phẩm tốt cho tim mạch
Tại sao cần phải lựa chọn? Để giúp giữ ổn định hàm lượng chất béo, cholesterol trong các mạch máu, tim và thận của bạn. Hãy ưu tiên lựa chọn các thực phẩm luộc, nướng, quay, thay vì thức ăn chiên, xào. Lựa chọn dầu thực vật thay cho bơ, loại bỏ da của thịt gia cầm vịt, gà trước khi ăn, hạn chế các chất béo từ thịt động vật, nên ăn thịt nạc. Khi dùng sữa nên dùng loại sữa ít chất béo…
Lưu ý 4: Chọn thực phẩm ít phốt pho
Mục đích là để giúp bảo vệ xương và mạch máu. Hãy lựa chọn loại thịt tươi thay vì thịt đông lạnh, đóng hộp, do trong các loại thịt đóng hộp chứa nhiều phốt pho. Các loại thực phẩm chứa ít phốt pho bao gồm: trái cây tươi và rau quả, bánh mì, gạo, ngô, ngũ cốc.
Lưu ý 5: Kiểm soát lượng kali có trong thực phẩm
Mục đích là để giúp các dây thần kinh và cơ bắp được làm việc khỏe mạnh. Các loại thực phẩm chứa ít kali bao gồm: táo, đào, cà rốt, đậu xanh, bánh mì trắng, gạo, ngũ cốc. Các loại thực phẩm chứa lượng kali cao bao gồm cam, chuối, khoai tây, cà chua, cám, ngũ cốc, các loại hạt, đậu…