Triệu chứng của suy thận có thể chỉ xuất hiện khi chức năng thận còn lại 1/10 so với mức bình thường. Suy thận thường diễn biến kéo dài, âm ỉ với biểu hiện đặc trưng như: Sưng phù, mệt mỏi, xanh xao, đau đầu, chán ăn, buồn nôn, tiểu nhiều lần, xét nghiệm thấy tăng creatinin huyết hoặc có protein niệu...
Để phòng ngừa, tránh làm chậm tiến trình suy thận sang giai đoạn nặng, người bệnh không nên ăn quá nhiều những thức ăn giàu canxi như nghêu, sò, tôm, cua... vì canxi có thể kết tinh thành sỏi thận. Những thức ăn có nhiều acid oxalic có trong khế, quả me chua, rau dền, rau sam... cũng nên hạn chế. Đặc biệt, ăn mặn sẽ dẫn tới cơ thể hấp thu nhiều muối, nước làm rối loạn cân bằng nước trong cơ thể. Uống nhiều nước là biện pháp hiệu quả để giúp thận lọc chất độc, cặn bã có thể tạo thành sỏi thận ra ngoài tốt hơn. Ngoài ra, không nên dùng nhiều thức uống lợi tiểu như trà, cà phê vì có nguy cơ làm mệt thận, tạo sỏi thận.
Đối với bệnh nhân đã được chẩn đoán suy thận mạn, bệnh sẽ tiến triển nặng dần theo thời gian. Đến giai đoạn cuối, bệnh nhân phải can thiệp bằng phương pháp lọc máu ngoài thận để duy trì cuộc sống. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân suy thận được phát hiện sớm, điều trị kịp thời thì sẽ có tác dụng bảo tồn, làm chậm diễn tiến suy thận, kéo dài thời gian chưa phải chạy thận.
Trong xu hướng hiện nay, việc tìm kiếm sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, điều trị bảo tồn, an toàn, ít tốn kém là việc làm cần thiết cho bệnh nhân suy thận.