Bấm huyệt chữa suy thận là phương pháp dùng lực ngón tay tác động vào những huyệt vị, giúp tăng khả năng lưu thông khí huyết, từ đó làm tăng cường sức khỏe của thận. Tuy nhiên, bấm huyệt chữa suy thận nên thực hiện trên những huyệt đạo nào để cho kết quả tốt nhất thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để có lời giải đáp nhé!
Bấm huyệt chữa suy thận nên thực hiện trên những huyệt đạo nào?
Theo y học cổ truyền, thận là cơ quan có nhiều vai trò quan trọng như: Thận vi tiên chi bản mệnh chi căn, thận chủ thủy dịch, thận tư phong tàng, thận khai khiếu vô nhĩ, cập nhĩ âm, thận kỳ hoa tại phát, thận tàng chí, thận chủ nạp khí, thận chủ cốt sinh tủy,… Vì vậy, thận bị tổn thương sẽ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Bệnh thận có thể biểu hiện rất nhiều triệu chứng trên các cơ quan: Sinh dục, hô hấp (nạp khí), tiêu hóa (mệnh môn hỏa gây tiết tả), rối loạn nội tiết, bệnh xương khớp,… Theo đó, người bệnh có thể áp dụng phương pháp bấm huyệt chữa suy thận để điều hòa ngũ tạng và sinh lý.
Nhiều người thực hiện phương pháp bấm huyệt chữa suy thận
Bấm huyệt chữa suy thận là việc ứng dụng tinh hoa đông y để trị bệnh, không sử dụng thuốc. Phương pháp này sử dụng lực từ ngón tay cùng với kỹ thuật của người thực hiện, ấn vào các huyệt đạo có liên quan đến thận để cải thiện bệnh. Lực từ ngón tay vừa đủ tác động lên huyệt đạo có tác dụng đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết, làm giảm ứ trệ, dần dần biến mất các triệu chứng của suy thận. Để thực hiện bấm huyệt chữa suy thận đạt hiệu quả cao, bạn cần xác định đúng các vị trí huyệt đạo.
Các huyệt đạo thường được áp dụng trong bấm huyệt chữa suy thận là:
Huyệt khí hải
- Vị trí: Cách rốn khoảng 1,5 cm.
- Tác dụng: Ích nguyên, bổ thận, lưu thông khí huyết.
Huyệt thận du
- Vị trí: Nằm tại gai đốt sống số 2 ngang tầm 1,5 thốn.
- Tác dụng: Điều trị chứng di tinh, mộng tinh, liệt dương, thận hư.
Huyệt dũng tuyền
- Vị trí: Ở bàn chân, ngay chỗ lõm cách 3/5 sau, tính theo đường nối giữa gót chân với ngón chân thứ 2.
- Tác dụng: Giúp phục hồi sức khỏe và điều hòa tâm lý của bệnh nhân.
Huyệt quan nguyên
- Vị trí: Dưới rốn khoảng 3 cm.
- Tác dụng: Huyệt đạo khai thông, giúp điều hoà khí huyết, bổ thận.
Huyệt thái khê
- Vị trí: Gần mắt cá chân, ở vùng bờ lõm phía sau.
- Tác dụng: Tăng cường chức năng thận, tráng dương, kiện gân cốt.
Huyệt quan nguyên du
- Vị trí: Dưới đốt sống thứ 17, đo ngang khoảng 1,5 tấc.
- Tác dụng: Chữa đau lưng do thận yếu.
Huyệt tiểu trường du
- Vị trí: Dưới gai đốt sống thứ 18, đo ngang khoảng 1,5 tấc.
- Tác dụng: Chữa chứng đái buốt, đái rắt, đái dầm, trĩ,…
Huyệt thứ liêu
- Vị trí: Giữa chỗ lõm giáp xương sống, ở lỗ hổng thứ 2.
- Tác dụng: Chữa bệnh thận gây nên chứng liệt dương, di tinh, mộng tinh, đau lưng.
Những lưu ý khi bấm huyệt chữa suy thận
Mặc dù việc bấm huyệt giúp cải thiện suy thận nhưng mọi người cũng cần lưu ý:
- Nên kết hợp với xoa bóp để tăng cường lưu thông tuần hoàn máu, giải phóng ứ trệ vùng tổn thương.
- Kết hợp sử dụng thuốc, thay đổi chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng phù hợp để có kết quả tốt nhất.
Dù thực hiện phương pháp điều trị nào, người bệnh suy thận cũng cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý
- Xác định đúng vị trí huyệt đạo, không để móng tay tránh làm tổn thương da và mô mềm.
- Tăng cường hoạt động thể chất để cải thiện sức khỏe, hỗ trợ hiệu quả quá trình điều trị.
- Những người không nên bấm huyệt là: Phụ nữ mang thai, bệnh nhân đông máu, người có vết thương hở, mắc bệnh viêm ruột thừa, thủng dạ dày, viêm vòi trứng vỡ,…
Bấm huyệt chữa suy thận chỉ là phương pháp hỗ trợ, nếu lạm dụng liên tục sẽ gây "nhờn". Vì vậy, tốt nhất hãy tìm ra nguyên nhân và can thiệp tận gốc lý do gây suy thận.
Sản phẩm thảo dược tác động vào căn nguyên gây suy thận, cho hiệu quả lâu dài
Suy thận là bệnh lý nguy hiểm, có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa gây suy thận được xác định là do sự suy giảm dinh dưỡng, năng lượng ở các tế bào thận, từ đó suy giảm chức năng thận lọc và đào thải chất độc ra khỏi cơ thể (suy thận). Để khắc phục tình trạng này hiệu quả, an toàn, việc sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính chiết xuất từ cây dành dành là sự lựa chọn ưu tiên cho người bệnh.
Theo đông y, cành và lá cây dành dành có vị đắng chát, tính hàn, thường dùng để chữa các bệnh liên quan đến thận, suy giảm chức năng thận, điều hòa huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch ở thận cũng như lưu thông máu. Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2017 chứng minh, chiết xuất từ quả và thân cây dành dành chứa hoạt chất có tác dụng bảo vệ thận, ức chế quá trình dịch chuyển biểu mô, trung mô. Do vậy ức chế quá trình xơ hóa thận, chống lại sự mất chức năng của thận, từ đó ngăn ngừa suy thận hiệu quả.
Sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính từ dành dành hỗ trợ cải thiện suy thận hiệu quả
Cây dành dành kết hợp của nhiều thảo dược quý khác như: Đan sâm, hoàng kỳ, linh chi đỏ, mã đề, râu mèo,… đem đến tác dụng:
- Giúp bổ thận, tăng cường dinh dưỡng và năng lượng cho tế bào thận, từ đó giảm tổn thương thận, làm chậm tiến trình suy thận.
- Bảo vệ và tăng cường chức năng thận, tăng đào thải chất độc hại ra khỏi cơ thể.
- Tăng cường năng lượng cho tế bào thận, giúp bổ máu, giảm nhẹ triệu chứng.
Trong bối cảnh trên thị trường rất nhiều sản phẩm được quảng bá có công dụng với bệnh suy thận, người tiêu dùng cần sáng suốt lựa chọn sản phẩm lâu năm trên thị trường, chứa thành phần chính là dành dành được nghiên cứu chứng minh tác dụng. Đồng thời đã có nhiều người dùng cho hiệu quả tốt, được giới thiệu tại nhiều hội thảo khoa học, sản xuất và phân phối bởi công ty uy tín, có thương hiệu trên thị trường, được nhận nhiều giải thưởng danh giá.
Trên đây là một số thông tin về cách bấm huyệt chữa suy thận. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời, muốn có hiệu quả lâu dài, hãy sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính chiết xuất từ cây dành dành nhé!