Một số bệnh nhân ngay cả khi khám và xét nghiệm được kết luận bị suy thận vẫn không có một sự chuẩn bị về kiến thức làm thế nào để sống chung với bệnh, để bệnh không tiến triển quá nhanh đến giai đoạn muộn. Sau đây là một số cách điều chỉnh về dinh dưỡng cũng như sinh hoạt để kiểm soát bệnh một cách tích cực.
Kiểm soát lượng nước và muối khi bị suy thận
Bệnh nhân có thể phải tuân theo một chế độ hạn chế muối và kiểm soát dịch trong cơ thể, có thể phải dùng thuốc lợi tiểu. Điều này là để ngăn chặn tình trạng quá tải chất lỏng tích trong cơ thể có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như phù hoặc khó thở.
Tăng huyết áp thường đi đôi với suy thận
Hầu hết bệnh nhân sẽ phải uống thuốc để kiểm soát huyết áp. Kiểm soát huyết áp ở mức độ bình thường đã được chứng minh là làm chậm tiến triển của suy thận mạn tính, ngoài những lợi ích cho tim và các mạch máu ở những nơi khác trong cơ thể. Có nhiều loại thuốc khác nhau phù hợp với tình trạng mỗi người khác nhau, nhưng lựa chọn đầu tay của các chuyên gia thường là thuốc hạ áp thuộc nhóm ức chế men chuyển, vì thuốc này còn phù hợp với các bệnh về thận.
Khắc phục bệnh thiếu máu khi bị suy thận
Tình trạng thiếu máu thường đi đôi với suy thận chủ yếu là do sự thiếu hụt của một hormone gọi là erythropoietin (EPO). EPO được sản xuất qua thận để kích thích sản xuất tế bào máu đỏ từ tủy xương. Sự thiếu hụt EPO dẫn đến thiếu máu. Thường thì tình trạng thiếu máu trong suy thận có thể được cải thiện bằng cách bổ sung sắt. Một số người vẫn còn thiếu sắt ngay cả khi dùng thuốc có chứa sắt. Nếu vậy, bạn cần phải áp dụng một liệu trình tiêm sắt đường tĩnh mạch. Điều này được thực hiện tại bệnh viện.
Duy trì sức khỏe của xương
Các bệnh về xương có thể là một vấn đề nghiêm trọng đối với những người bị suy thận mạn tính trong một thời gian dài. Nó có thể gây đau nhức, đau và đôi khi gãy xương. Trong bệnh suy thận thường xảy ra tình trạng nồng độ canxi trong máu trở nên thấp và nồng độ phosphate cao. Sự mất cân bằng này cần phải điều trị để giúp cân bằng lại. Hoặc cơ thể sản xuất quá mức hormone tuyến cận giáp gây ra tình trạng loãng xương. Lúc này chuyên gia cần phải kê cho người bệnh dùng các thuốc như calcitriol (dạng hoạt động của vitamin D), chất kết dính phosphate…để giúp hỗ trợ ổn định bệnh.
Chế độ ăn phù hợp
Ở giai đoạn đầu của suy thận, một chế độ ăn hạn chế lượng muối, không ăn quá nhiều protein được chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn. Ở giai đoạn sau (giai đoạn cuối), bạn cần tuân thủ theo một chế độ ăn uống đặc biệt, kiểm soát lượng protein, muối, phosphate, kali. Với những người bị suy thận, việc tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng là rất quan trọng.
Kiểm soát toan hoá máu
Trong suy thận thì thận không thể bài tiết các chất thải axit bình thường của cơ thể. Những người suy thận thường có quá nhiều axit trong máu (toan hoá máu) và phải uống thuốc bicarbonate để trung hòa.
Ngăn ngừa bệnh tim, đột quỵ và bệnh mạch máu
Người bị bệnh thận có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim, đột quỵ và các vấn đề với việc lưu thông máu. Một điều đặc biệt quan trọng là bạn cần cai thuốc lá vì điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim hơn nữa.
Sử dụng các sản phẩm thảo dược giúp tăng cường chức năng thận
Hiện nay, ở các nước phát triển, việc sử dụng thực phẩm chức năng hàng ngày là điều rất quen thuộc, tuy nhiên ở nước ta, vấn đề này còn khá xa lạ với nhiều người. Chỉ đến khi đã biết mình mắc bệnh, người ta mới tìm hiểu thực phẩm chức năng nào tốt cho bệnh của mình. Ngay từ khi biết mình thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh suy thận như tiểu đường, tăng huyết áp, sỏi thận… hay khi đã mắc suy thận, người bệnh nên sử dụng các thực phẩm chức năng tốt cho sức khỏe của thận.