Thận có vai trò quan trọng trong cơ thể. Không chỉ lọc máu, loại bỏ các chất thải, thận còn giúp cân bằng lượng chất điện giải, kiểm soát huyết áp và kích thích sự sản sinh hồng cầu. Suy thận xảy ra do tình trạng cấp tính làm tổn thương thận hoặc do các bệnh mạn tính dần dần khiến thận ngừng hoạt động. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thận ngày càng phổ biến như hiện nay?
8 nguyên nhân gây suy thận bạn nhất định phải biết
Suy thận là một bệnh lý âm thầm phát triển trong thời gian dài. Phát hiện sớm các nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời sẽ giúp tránh phải chạy thận hoặc ghép thận.
1. Biến chứng tiểu đường
Bệnh tiểu đường khiến hệ thống lọc thận bị tổn thương, tác động đến các mạch máu của thận, làm suy giảm chức năng thận. Lúc này, hệ thống lọc thận sẽ đào thải ra một chất gọi là protein và xuất hiện trong nước tiểu, dẫn đến suy thận.
2. Bệnh tăng huyết áp
Tăng huyết áp sẽ gây áp lực máu tại thận, phá hủy mạch máu, làm giảm lượng máu cung cấp đến thận. Từ đó, thận sẽ giảm khả năng lọc bỏ các chất độc hại cũng như lượng nước dư thừa ra ngoài. Người bệnh cao huyết áp có nguy cơ mắc bệnh suy thận cao hơn các đối tượng khác. Khi thận tổn thương sẽ làm cho khả năng điều hòa huyết áp suy giảm, khiến huyết áp tăng cao. Quá trình này sẽ diễn ra âm thầm trong cơ thể và đến khi phát hiện thì bệnh nhân đã bị suy thận.
3. Do viêm cầu thận
Đây là một trong những nguyên nhân gây suy thận hàng đầu. Viêm cầu thận làm xuất hiện các triệu chứng như phù tay chân, tăng huyết áp, protein niệu, hồng cầu niệu,... Đây đều là những lí do dẫn đến sự suy giảm chức năng thận và suy thận.
4. Uống nước ngọt có gas
Nước ngọt có gas sẽ làm cho nồng độ pH trong cơ thể bị mất cân bằng, nên khi uống các loại nước này trong thời gian dài sẽ tạo gánh nặng cho thận. Khi thận phải hoạt động quá nhiều thì sẽ làm giảm chức năng và bị suy yếu. Đó chính là nguyên nhân gây suy thận.
5. Lạm dụng muối
Muối là một loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn, nó đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Tuy nhiên, ăn quá nhiều muối lại là nguyên nhân gây suy thận. Ăn những thức ăn có độ mặn cao sẽ làm tăng huyết áp, khiến lượng máu trong thận lưu thông không ổn định, làm ảnh hưởng đến chức năng và suy yếu thận. Ăn mặn làm cho tuần hoàn máu tăng đến cầu thận, buộc thận phải làm việc nhiều, dẫn đến suy thận.
6. Uống ít nước
Uống đủ nước là vô cùng quan trọng với cơ thể cũng như quá trình bài tiết. Vì thế, uống ít nước sẽ làm giảm lượng nước tiểu, khiến cho chất thải và độc tố trong nước tiểu tăng lên. Từ đó, các chất thải và cặn bã sẽ ít được đưa ra ngoài và vẫn tồn tại trong thận. Dần dần, sẽ làm giảm chức năng hoạt động của thận và là nguyên nhân gây suy thận.
7. Sử dụng nhiều thực phẩm có chứa chất phụ gia
Một số loại thực phẩm như bánh mì ngọt, tinh bột,… thường chứa nhiều chất phụ gia. Đây đều là những chất không tốt cho hệ thần kinh trung ương, máu và thận.
8. Uống nhiều trà, cà phê
Trong trà và cà phê có chứa nhiều oxalat. Nếu cơ thể chứa quá nhiều chất này thì sẽ gây hại. Oxalat có thể trở thành những hạt lớn trong thận gây đau buốt và khó tiểu, từ đó làm ảnh hưởng đến hoạt động của thận và làm thận suy yếu.
Có rất nhiều nguyên nhân gây suy thận, trong đó có những nguyên nhân “lãng xẹt” khiến người bệnh dễ bỏ qua. Vì vậy, cần thường xuyên đi khám sức khỏe để kiểm tra huyết áp, tiểu đường và tránh những thói quen, lối sống không lành mạnh.
Thay đổi thói quen, kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược giúp ngăn ngừa suy thận
Vấn đề gặp hàng đầu của người bị suy thận đó là suy dinh dưỡng. Do đó, một chế độ dinh dưỡng phù hợp không những giúp cải thiện sức khỏe, mà còn góp phần làm chậm quá trình tiến triển của bệnh thận. Để ngăn không cho bệnh tiến triển, người mắc nên cố gắng xây dựng một lối sống lành mạnh bằng cách chọn một môn thể thao nhẹ nhàng hoặc vài động tác thể dục tùy theo tình trạng sức khỏe.
Bên cạnh việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học, người bị suy thận nên tìm đến các giải pháp tích cực hơn, tăng cường chức năng thận ngay từ bên trong cơ thể, đó là bổ sung các thảo dược tốt cho thận, giúp phục hồi chức năng thận. Từ xa xưa, ông bà ta đã sử dụng các vị thảo dược như dành dành, đan sâm, hoàng kỳ, trầm hương, linh chi đỏ,… để bồi bổ thận, lưu thông khí huyết.
Với thành phần chính từ cây dành dành, cùng nhiều dược liệu quý khác như: Hoàng kỳ, đan sâm, linh chi đỏ, trầm hương, râu mèo, mã đề,… sản phẩm giúp tăng cường chức năng thận, giúp cải thiện các triệu chứng suy thận.