Bấm huyệt chữa suy thận là cách được nhiều bệnh nhân áp dụng, giúp tăng cường chức năng thận, khắc phục tình trạng suy giảm chức năng thận hiệu quả. Với cách này, bạn có thể nhờ người thân hoặc tự mình thực hiện rất đơn giản. Thực hiện đúng phương pháp, kết hợp xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học sẽ cho kết quả như mong muốn. Đừng bỏ lỡ những thông tin vô cùng thú vị trong bài viết này!
Cách bấm huyệt chữa suy thận theo Y học cổ truyền
Theo Y học cổ truyền, thận là cơ quan có nhiều vai trò quan trọng như: Thận vi tiên chi bản mệnh chi căn, thận chủ thủy dịch, thận tư phong tàng, thận khai khiếu vô nhĩ, cập nhĩ âm, thận kỳ hoa tại phát, thận tàng chí, thận chủ nạp khí, thận chủ cốt sinh tủy,… Vì vậy, thận bị tổn thương sẽ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Bệnh thận có thể biểu hiện rất nhiều triệu chứng trên các cơ quan: Sinh dục, hô hấp (nạp khí), tiêu hóa (mệnh môn hỏa gây tiết tả), rối loạn nội tiết, bệnh xương khớp,… Theo đó, người bệnh có thể áp dụng phương pháp bấm huyệt chữa suy thận giúp điều hòa ngũ tạng, điều hòa sinh lý theo hướng dẫn sau:
Huyệt khí hải
Vị trí: Dưới rốn 1,5 cm. Cần cẩn thận bởi dễ nhầm lẫn với huyệt quan nguyên và một số huyệt khác.
Công dụng: Giúp bổ thận, ích nguyên, lưu thông khí huyết.
Huyệt thận du
Vị trí: Dưới mỏm ngang đốt sống thắt lưng, khoảng cách giữa 2 chấm huyệt đo ngang bằng 1,5 thốn. Tấc đồng thân hay thốn là đơn vị đo chiều dài sinh học trên cơ thể. Với mỗi người thì có 1 chiều dài tấc là khác nhau, tùy thuộc vào từng người, từng độ tuổi, chính vì vậy mà người ta gọi là tấc đồng thân. Cách xác định: 1 tấc hay 1 thốn tương đương với chiều cao cơ thể (tính bằng cm) chia cho 75 (trong đó, 75 là hằng số không đổi). Ví dụ: Nếu người cao 170 cm thì 1 thốn sẽ tương đương với 170/75 = 2.266 cm.
Công dụng: Ích thủy, tráng hỏa, điều thận khí, kiện gân cốt.
Huyệt dũng tuyền
Vị trí: Huyệt nằm ở bàn chân, tại vị trí chỗ lõm dưới bàn chân, 2/5 trước và 3/5 sau đường nối đầu ngón chân và gót chân.
Công dụng: Giúp điều hòa tâm lý và phục hồi sức khỏe.
Huyệt quan nguyên
Vị trí: Nằm ở gần rốn, vị trí dưới rốn 3 cm.
Công dụng: Bổ thận, tráng dương, điều hòa khí huyết.
Huyệt thái khê
Vị trí: Chỗ lõm bờ sau sát mắt cá chân với gân gót.
Công dụng: Tư thận, tráng dương, kiện gân cốt,…
Đẩy lùi triệu chứng suy thận nhờ sản phẩm thảo dược đã được chứng minh
Trên đây là một số huyệt đạo có liên quan đến thận. Bằng cách day ấn huyệt đúng phương pháp, thực hiện kiên trì hàng ngày sẽ thấy các biểu hiện bệnh thận yếu được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao và tránh những nhầm lẫn có thể gặp phải khi ấn sai huyệt gây nguy hiểm, bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc để được hướng dẫn thực hiện đúng cách.
Có mặt nhiều năm trên thị trường, sản phẩm chứa thành phần chính chiết xuất từ cây dành dành, cùng nhiều dược liệu quý khác như: Hoàng kỳ, đan sâm, linh chi đỏ, trầm hương, râu mèo, mã đề,… Đây là một bài thuốc tăng cường chức năng thận, cải thiện triệu chứng của suy thận, giúp người mắc vẫn sống khỏe mạnh, yêu đời dù đã bị suy thận.
Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin về cách bấm huyệt chữa suy thận. Trước khi thực hiện, bạn nên đọc kỹ cũng như tham khảo ý kiến của chuyên gia. Đặc biệt, đừng quên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục thường xuyên.