Bệnh thận là từ để nói chung các bệnh lý mắc phải tại thận như sỏi thận, suy thận, viêm cầu thận... Nói chung các bệnh này đều có những đặc điểm, triệu chứng lâm sàng chung như mệt mỏi, đau lưng, thay đổi nước tiểu...Vậy chúng ta cần phải làm gì khi có những triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh thận này?

Những triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh thận là gì?

Các bệnh thận nói chung thường gây ra các triệu chứng về sự thay đổi nước tiểu. Khi đột nhiên nước tiểu trở nên ít hẳn, hoặc không còn (gọi tắt là vô niệu) thì có thể cảnh báo bệnh nhân mắc suy thận cấp. Khi bệnh nhân đi tiểu thường xuyên, nước tiểu ít, đồng thời xét nghiệm thấy ure, creatinin máu tăng, mức lọc cầu thận giảm là dấu hiệu của bệnh suy thận mạn. Triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, phù, xanh xao, thiếu máu, tăng huyết áp đều là triệu chứng của bệnh suy thận cấp và suy thận mạn. Biểu hiện ngoài da có thể ngứa, đây là một triệu chứng của bệnh suy thận do chất độc tích tụ trong cơ thể gây ngứa ngáy ngoài da. Đau lưng cũng là một dấu hiệu giúp dự báo bệnh thận. Theo đông y, thận chủ cốt, vì thế khi thận hư yếu, xương cốt đau mỏi, điển hình là đau lưng. Ngoài ra còn rất nhiều triệu chứng khác cảnh báo nguy cơ mắc bệnh thận như chi lạnh, hay rùng mình, thay đổi trong “chuyện ấy”, hoa mắt, chóng mặt, tai ù, táo bón…

Cần làm gì khi mắc những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh thận?

Khi thấy mình bị những triệu chứng nói trên, bệnh nhân hãy chủ động đến các cơ sở y tế uy tín để được khám, làm xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm để được chẩn đoán và cải thiện phù hợp. Bệnh nhân cần tuân thủ đúng hướng dẫn của chuyên gia, đồng thời tự mình tăng cường sức khỏe bằng các phương pháp tự chủ động. Đầu tiên là chế độ ăn uống, cần thực hiện một chế độ ăn lành mạnh với lượng đạm, rau, chất béo, tinh bột hài hòa cân đối, chuyên gia cũng có thể sẽ tư vấn chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Muối là vấn đề rất quan trọng khi mắc bệnh thận, cần kiểm soát lượng muối đưa vào cơ thể hàng ngày. Tiếp theo nữa là chế độ vận động, cần tập những bài tập nhẹ nhàng phù hợp với độ tuổi, đi bộ một ngày từ 30 phút đến 1 tiếng là phương pháp đơn giản giúp cải thiện bệnh tật. Thứ ba là dùng các sản phẩm giúp tăng cường chức năng thận, hiện nay sản phẩm đi đầu trong việc tăng cường chức năng thận, bồi bổ sức khỏe là thực phẩm chức năng với thành phần chính là cây dành dành kết hợp với hoàng kỳ, đan sâm, linh chi đỏ, trầm hương, râu mèo, mã đề… giúp tăng cường chức năng thận, cải thiện các triệu chứng suy thận như: tiểu đêm, phù, thiếu máu, đạm niệu… và làm chậm tiến trình của bệnh hiệu quả.