Bạn có tin rằng, thường xuyên thức khuya, ăn hàng quán,… lại chính là nguyên nhân dẫn đến suy thận không? Hiện nay, rất nhiều người có thói quen như vậy, đặc biệt là giới trẻ. Nhưng theo các chuyên gia cảnh báo, nguy cơ mắc các bệnh về thận sẽ gia tăng nếu bạn thường xuyên có thói quen ăn uống, sinh hoạt này. Tại sao lại như vậy? Có cách nào bảo vệ thận và ngăn ngừa suy thận không?
Cô gái 22 tuổi mắc suy thận chỉ vì thói quen này
Tiểu Vân (22 tuổi) là người gốc Quý Châu (Trung Quốc). Năm ngoái, cô vừa tốt nghiệp Đại học và được nhận vào làm ở một trung tâm dạy nhảy cho trẻ em. Khoảng 2 tháng trước đó, Tiểu Vân bị nhiễm cảm lạnh, nhưng cô chỉ đến phòng y tế xin thuốc và bỏ qua các triệu chứng khác. Cho đến nửa tháng sau, Tiểu Vân liên tục gặp phải tình trạng buồn nôn và nôn nhiều không kiểm soát. Lúc này, cô mới quyết định tới bệnh viện để kiểm tra. Khi đó, bác sĩ phát hiện thấy nồng độ creatinin trong máu của cô đang ở mức 2464 mmol/L (cao hơn bình thường rất nhiều). Sau đó kết quả chụp xét nghiệm cho thấy, cả hai bên thận của Tiểu Vân đều có u xơ, nên bác sĩ kết luận cô đã mắc bệnh suy thận.
Tuy nhiên, điều khiến Tiểu Vân băn khoăn là gia đình không có tiền sử mắc suy thận, thậm chí cô còn đang rất trẻ, hàng ngày đều vận động nhảy múa nên cơ thể rất khỏe mạnh, vậy tại sao lại mắc bệnh này? Khi được bác sĩ hỏi qua về thói quen sinh hoạt hàng ngày, Tiểu Vân cho biết, từ khoảng năm 11 tuổi, cô đã theo bố mẹ lên thành phố Phúc Châu sinh sống. Do cha mẹ cô khá bận rộn với công việc nên không có nhiều thời gian chăm sóc con gái, nên Tiểu Vân phải lui tới hàng quán bên ngoài để ăn uống. Đặc biệt, cô có một sở thích là ăn khoai tây chiên, Tiểu Vân có thể ăn món này liên tục hàng ngày mà không cảm thấy chán. Trong khoảng thời gian học đại học, cô thường xuyên thức khuya ôn bài và chỉ ngủ 1 tiếng mỗi đêm. Đến khi đi làm, cô cũng chẳng ăn cơm ở nhà nhiều mà thường gọi đồ ăn sẵn bên ngoài. Cứ như vậy, tình trạng thận của Tiểu Vân phải làm việc quá tải, cộng với đợt nhiễm cảm lạnh không được chữa trị triệt để khiến khả năng miễn dịch của cô bị suy giảm. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới bệnh suy thận của Tiểu Vân ở thời điểm hiện tại.
Tại sao thức khuya và đồ ăn sẵn lại gây suy thận?
Theo các chuyên gia, bệnh thận xuất hiện ngày càng nhiều vì những thói quen, lối sống không hợp lý. Có rất nhiều người giữ thói quen này trong thời gian dài, không chịu thay đổi đã khiến thận bị suy giảm chức năng đáng kể. Khi thức đêm, thận phải tiêu thụ năng lượng dự trữ của cơ thể. Thức khuya trong thời gian dài sẽ khiến năng lượng dự trữ giảm đi, từ đó sẽ sinh bệnh.
Còn đối với những thực phẩm chế biến sẵn lại chứa rất nhiều chất bảo quản. Khi chất này vào trong cơ thể sẽ tích tụ, khiến khả năng đào thải độc tố của gan và thận bị quá tải, trở nên vô hiệu hóa. Không những vậy, các thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều muối, điều này sẽ làm tăng huyết áp, bởi thận đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh huyết áp. Các nghiên cứu cho thấy, hấp thụ nhiều muối sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chức năng thận và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy thận. Rất nhiều người vô tư sử dụng các loại thực phẩm này mà không hề biết rằng, mình đang tự nạp vào cơ thể những hóa chất không rõ nguồn gốc. Thực phẩm không rõ xuất xứ chứa hàng ngàn chất cực độc có thể gây ung thư và vô sinh. Những chất này không gây tác hại ngay mà tích tụ lâu ngày rồi mới phát tán trong cơ thể.
Suy thận nguy hiểm đến mức nào?
Nếu bạn thắc mắc: Suy thận có nguy hiểm không thì xin được trả lời như sau: Mức độ nguy hiểm của suy thận tùy thuộc vào % tế bào cầu thận ngừng hoạt động và bị hư hại, tương ứng với 4 cấp độ 1, 2, 3, 4. Ở mỗi cấp độ, bệnh sẽ có những biểu hiện, triệu chứng khác nhau và càng ở giai đoạn sau càng nghiêm trọng. Nếu không được chữa trị sớm từ những cấp độ nhẹ thì khi bệnh tiến triển nặng hơn, việc cải thiện sẽ càng khó khăn, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Dưới đây là một số biến chứng của suy thận nếu không được chẩn đoán và kiểm soát sớm:
- Rối loạn về nội tiết.
- Rối loạn về chuyển hóa: Kháng insulin, rối loạn lipid máu, rối loạn dinh dưỡng.
- Thay đổi về huyết học: Thiếu máu, rối loạn đông máu, thiếu hụt miễn dịch.
- Tiêu hóa: Chán ăn, buồn nôn, loét niêm mạc miệng và xuất huyết tiêu hóa.
- Tim mạch: Có tới 50 - 80% số người bị suy thận mạn gặp phải biến chứng tim mạch. Các biến chứng điển hình là: Tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim,... thậm chí dẫn đến tử vong.
- Rối loạn cân bằng nước, điện giải và kiềm toan.
- Biến chứng ở phổi: Phù phổi, viêm phế quản, viêm phổi và tràn dịch màng phổi là những biến chứng thường gặp ở bệnh nhân suy thận mạn.
- Thần kinh cơ: Chuột rút, yếu cơ, viêm thần kinh ngoại vi, nặng hơn là hôn mê.
- Xương: Tổn thương xương trong suy thận mạn được gọi chung là loạn dưỡng do suy thận.
Lời khuyên từ chuyên gia giúp bạn bảo vệ thận
Như vậy để bảo vệ thận, bạn nên hạn chế thực phẩm chế biến sẵn cũng như không được thức khuya. Bệnh thận ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Có một số cách đơn giản giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh thận. Cụ thể:
Có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh
Các chuyên gia khuyên rằng, chỉ nên bổ sung 5 – 6g muối/ngày (khoảng một thìa cà phê). Để giảm bớt lượng muối tiêu thụ, hãy cố gắng hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn và không nêm thêm muối vào thức ăn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế những thực phẩm giàu kali, natri. Cần uống nước đúng cách, uống đủ nước, khoảng 2 - 3 lít một ngày tùy mức vận động, thời tiết.
Luyện tập thể dục đều đặn
Tập thể dục được chứng minh mang lại lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dù không trực tiếp tác động lên hệ thống thận tiết niệu, nhưng việc tập luyện giúp quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi, kiểm soát huyết áp, thừa cân, béo phì,... từ đó giúp phòng ngừa và kiểm soát bệnh thận. Mỗi người cần thường xuyên luyện tập thể dục 30 phút/ngày, với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội, yoga, dưỡng sinh,… Bên cạnh đó, bạn tránh luyện tập với cường độ cao, quá sức.
Thường xuyên kiểm soát lượng đường trong máu
Khoảng một nửa số người bị tiểu đường có diễn biến tổn thương thận. Vì vậy, việc thường xuyên xét nghiệm kiểm tra chức năng thận là rất quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường.
Theo dõi huyết áp
Huyết áp cao có thể dẫn đến đột quỵ và là nguyên nhân phổ biến nhất gây tổn thương thận. Mức huyết áp bình thường là 120/80mmHg. Từ 120/80 mmHg - 129/89 mmHg được coi là tiền tăng huyết áp và lúc này nên điều chỉnh lối sống cũng như chế độ ăn uống.
Hỗ trợ điều trị suy thận từ sản phẩm thảo dược
Bên cạnh việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học, bạn nên tìm đến những giải pháp tích cực hơn, tăng cường chức năng thận ngay từ bên trong cơ thể. Đó là bổ sung các thảo dược giúp phục hồi chức năng thận. Từ xa xưa, ông bà ta đã sử dụng các vị thảo dược như dành dành, đan sâm, hoàng kỳ, trầm hương, linh chi đỏ,… để bồi bổ cơ thể, giúp phục hồi và cải thiện chức năng thận.