Nhiều đấng mày râu khi có những trục trặc trong chuyện chăn gối thường tự tìm mua thuốc "bổ thận tráng dương" về dùng. Dù là thuốc tây hay đông y, nếu sử dụng tùy tiện có thể dẫn đến những nguy hại khôn lường. Chàng trai Tiểu Đỗ mà chúng tôi chuẩn bị nói đến trong bài viết dưới đây là một trường hợp điển hình cho tình trạng này. Tiểu Đỗ đã phải gánh chịu những hậu quả nặng nề đó là bị suy thận và đang từng ngày đối mặt với việc chạy thận nhân tạo.

Suy thận chỉ vì muốn tăng cường “chuyện ấy”

Tiểu Đỗ và vợ sau 2 năm quen nhau thì kết hôn cũng đã có em bé. Tuy nhiên, những năm gần đây, vợ anh luôn than phiền chuyện phòng the của chồng không tốt và đối với Tiểu Đỗ ngày càng lạnh nhạt. Chỉ vì lo lắng 2 vợ chồng sẽ bất hòa về tình dục có thể dẫn đến ly hôn nên anh tìm kiếm các loại thuốc bổ thận tráng dương trên mạng về dùng, thậm chí cả thuốc kích dục. Sau khi dùng một thời gian, cảm thấy có hiệu quả, tình cảm vợ chồng đi lên nên Tiểu Đỗ đều đặn sử dụng thuốc trong thời gian dài. Tuy nhiên, sau vài tháng, anh thấy người bỗng dưng mệt mỏi, đi tiểu ít (ngày 1 - 2 lần) nhưng không quan tâm nhiều. Cho đến một ngày, Tiểu Đỗ đột nhiên thấy mình bị đi tiểu máu nên mới đến bệnh viện để kiểm tra. Sau khi tiến hành các xét nghiệm, Tiểu Đỗ được chẩn đoán mắc suy thận, có thể phải lọc máu suốt đời.

Bác sĩ nói rằng, nguyên nhân khiến Tiểu Đỗ bị suy thận là do anh uống quá nhiều thuốc bổ thận tráng dương, thuốc kích dục,… Bởi các thuốc mà anh uống đều chuyển hóa qua thận để giải độc, sử dụng trong thời gian dài sẽ tạo gánh nặng cho thận, gây rối loạn chuyển hóa, viêm thận và tổn thương cầu thận, cuối cùng dẫn đến suy thận.

Những thói quen gây suy thận nhiều người mắc phải

Qua câu chuyện của Tiểu Đỗ, có thể thấy trên thực tế, nhiều thói quen khiến thận ngày càng suy yếu mà hầu như ai cũng mắc phải. Thậm chí, nếu kéo dài sẽ gây giảm chức năng thận, làm tăng nguy cơ suy thận trong tương lai. Cụ thể, 6 thói quen xấu dẫn đến suy thận bao gồm:

Sử dụng thuốc thường xuyên trong thời gian dài

Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, việc sử dụng thuốc trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều tác hại đối với thận. Bởi vì, thuốc khi đi vào cơ thể đều được chuyển hóa ở gan và bài tiết qua thận. Vậy nên, 2 cơ quan này cũng bị ảnh hưởng không nhỏ khi người bệnh phải dùng thuốc lâu ngày. Đây cũng chính là nguyên nhân mà Tiểu Đỗ trong câu chuyện ở trên đã mắc phải.

Uống nhiều nước ngọt

Các loại nước ngọt đều có tính acid cao, làm mất cân bằng nồng độ pH trong cơ thể. Trong khi đó, thận lại giữ vai trò điều tiết độ pH ổn định. Vậy nên, khi uống nước ngọt thường xuyên sẽ khiến thận phải “gồng” lên để làm việc, từ đó dễ khiến thận bị suy yếu, lâu ngày có thể dẫn đến suy thận.

Ăn quá mặn

Việc ăn mặn thường xuyên sẽ khiến thận phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ lượng natri dư thừa. Khi đó, chức năng thận bị suy giảm sẽ dẫn tới tình trạng giữ nước, tăng huyết áp.

Uống ít nước

Một số người thường nghĩ rằng, việc uống nước sẽ khiến cơ thể đi vệ sinh nhiều, gây bất tiện trong sinh hoạt và ảnh hưởng tới công việc. Tuy nhiên, họ lại không biết rằng, khi uống ít nước, lượng nước tiểu cũng sẽ bị suy giảm. Điều này đồng nghĩa với việc thận không đủ khả năng lọc các chất thải ra khỏi cơ thể, khiến độc tố tích tụ lâu ngày, gây ra nhiều nguy hại và có thể dẫn đến suy thận.

Nhịn tiểu

Nhịn tiểu là một trong những thói quen gây hại đối với thận nhất. Bởi thường xuyên nhịn tiểu sẽ làm tăng áp suất nước tiểu và gia tăng gánh nặng cho thận. Lâu ngày có thể khiến thận bị tổn thương, thậm chí dẫn đến suy thận, sỏi thận. Do đó, để bảo vệ thận, bạn nên đi vệ sinh ngay khi thấy buồn tiểu và cần hạn chế nhịn tiểu.

Suy thận có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm của suy thận tùy thuộc vào % tế bào cầu thận ngừng hoạt động và bị hư hại. Nếu không được chữa trị sớm từ những cấp độ nhẹ thì khi bệnh tiến triển nặng hơn, việc điều trị sẽ càng khó khăn và có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh thận mạn tính ảnh hưởng đến hầu hết bộ phận trong cơ thể, bao gồm:

- Gây giữ nước, huyết áp cao hoặc xuất hiện dịch trong phổi (phù phổi).

- Sự gia tăng đột ngột nồng độ kali trong máu (tăng kali máu) có thể làm giảm khả năng hoạt động của tim và đe dọa đến tính mạng.

- Bệnh tim và mạch máu (tim mạch).

- Làm xương yếu dần, tăng nguy cơ loãng xương, khiến xương dễ gãy.

- Giảm chức năng tình dục, rối loạn cương dương hoặc giảm khả năng sinh sản.

- Gây thiệt hại cho hệ thống thần kinh trung ương, dẫn đến khó tập trung, thay đổi tính cách hoặc co giật.

- Thiệt hại không thể đảo ngược (bệnh thận giai đoạn cuối), cuối cùng cần phải chạy thận hoặc ghép thận để sống sót.

Lời khuyên giúp bảo vệ thận từ chuyên gia

Các chuyên gia nhận định rằng, suy thận là bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Vì thận đảm nhận một số chức năng để duy trì sự sống như: Lọc máu bằng cách loại bỏ chất thải và nước dư thừa, duy trì cân bằng muối, chất điện giải trong máu, giúp điều chỉnh huyết áp. Do đó, khi thận bị tổn thương, các chất thải và nước tích tụ trong cơ thể, gây ra một số triệu chứng ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Khi suy thận đã ở giai đoạn muộn sẽ chuyển biến rất nhanh và hầu như không thể chữa khỏi hoàn toàn. Chính vì những ảnh hưởng của bệnh thận đến chất lượng cuộc sống. Các chuyên gia khuyên bạn nên thực hiện một số cách đơn giản dưới đây để làm giảm nguy cơ mắc bệnh thận. Cụ thể:

Có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh

Các chuyên gia khuyên rằng, chỉ nên bổ sung 5 – 6g muối/ngày (khoảng một thìa cà phê). Để giảm bớt lượng muối tiêu thụ, hãy cố gắng hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn và không nêm thêm muối vào thức ăn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế những thực phẩm giàu kali, natri. Cần uống nước đúng cách, uống đủ nước, khoảng 2 - 3 lít một ngày tùy mức vận động, thời tiết.

Luyện tập thể dục đều đặn

Tập thể dục được chứng minh mang lại lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dù không trực tiếp tác động lên hệ thống thận tiết niệu nhưng việc tập luyện giúp quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi, kiểm soát huyết áp, thừa cân, béo phì,... từ đó giúp phòng ngừa bệnh thận. Mỗi người cần thường xuyên luyện tập thể dục 30 phút/ngày, với các bài tập nhẹ nhàng như: Đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội, yoga, dưỡng sinh,… Tránh luyện tập với cường độ cao, quá sức.

Theo dõi huyết áp thường xuyên

Huyết áp cao có thể dẫn đến đột quỵ và là nguyên nhân phổ biến nhất gây tổn thương thận. Mức huyết áp bình thường là 120/80 mmHg. Từ 120/80 mmHg - 129/89 mmHg được coi là tiền tăng huyết áp và lúc này nên điều chỉnh lối sống cũng như chế độ ăn uống.

Tăng cường chức năng thận bằng sản phẩm thảo dược

Bên cạnh việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học, bạn nên tìm đến những giải pháp tích cực hơn, tăng cường chức năng thận ngay từ bên trong cơ thể. Đó là bổ sung các thảo dược giúp phục hồi chức năng thận. Từ xa xưa, ông bà ta đã sử dụng các vị thảo dược như dành dành, đan sâm, hoàng kỳ, trầm hương, linh chi đỏ,… để bồi bổ cơ thể, giúp phục hồi và cải thiện chức năng thận.

Các thảo dược này rất hữu ích trong việc phòng ngừa cũng như hỗ trợ điều trị suy thận hiệu quả với tác dụng cụ thể như sau:

- Dành dành: Theo nhiều nghiên cứu khoa học, quả dành dành chứa nhiều hoạt chất, trong đó, crocin - một chất thuộc nhóm carotenoid được phát hiện nhiều trong cây dành dành có tác dụng rất tốt trên các bệnh lý về thận, hỗ trợ điều trị suy thận hiệu quả. Cùng với sự kết hợp của nhiều hoạt chất khác, dành dành còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm rất tốt cho người mắc suy thận.

- Đan sâm: Vị thuốc này có tác dụng giúp tăng cường chức năng thận, hỗ trợ điều trị các vấn đề về thận, cải thiện vi tuần hoàn thận, làm tăng đáng kể mức thanh thải và siêu lọc creatinine, ure, acid uric do suy thận gây ra.

- Hoàng kỳ: Giúp giảm protein niệu, bảo vệ thận khỏi sự phá hủy, cải thiện suy thận cấp cũng như làm chậm diễn tiến của suy thận.

- Trầm hương: Là vị thuốc đông y quý hiếm, có tác dụng bổ khí, tăng cường sức khỏe cho cơ thể, đặc biệt là thận.

- Bạch phục linh: Có tác dụng lợi thủy, thẩm thấp, làm lợi niệu, giảm phù thũng, rất hiệu quả cho người mắc suy thận.

- Râu mèo: Có tác dụng lợi tiểu, tăng thải clorua, acid uric, ure – những chất độc ứ đọng khi thận bị suy, hỗ trợ điều trị suy thận hiệu quả.

- Mã đề: Có tác dụng lợi tiểu, tăng thải acid uric dư thừa, bổ thận, rất hữu ích cho người mắc suy thận.

- Linh chi đỏ: Giúp cải thiện chức năng thận bằng nhiều con đường khác nhau, triệt tiêu các superoxide (gốc tự do), giúp bảo vệ gan và cấu trúc thận khỏi sự phá hủy do suy thận gây ra.

Với những thành phần dược liệu quý kể trên, sản phẩm với nhiều loại thảo dược kết  mang lại tác dụng cải thiện chức năng thận và hỗ trợ điều trị bệnh suy thận hiệu quả mà không gây tác dụng phụ.

Câu chuyện của Tiểu Đỗ là lời cảnh báo về tình trạng suy thận do uống thuốc tăng cường sinh lực. Đừng quên áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học, tập luyện thường xuyên, kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược có thành phần dành dành mỗi ngày để thận luôn khỏe mạnh, bạn nhé!