Suy thận là một bệnh lý thận tiết niệu nguy hiểm với tỉ lệ tử vong cao. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh trong đó phải kể đến bệnh lý đái tháo đường. Bệnh đái tháo đường có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới thận như: nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm cầu thận, suy thận…

Theo số liệu thống kê cho thấy, ở Mỹ có tới 44% các trường hợp suy thận mắc mới hàng năm có nguyên nhân là do bệnh đái tháo đường. Bên cạnh đó, những bệnh nhân mắc suy thận do biến chứng đái tháo đường thường có thời gian sống ít hơn và tỉ lệ tử vong cũng cao hơn so với những bệnh nhân suy thận do các nguyên nhân khác.

Đái tháo đường có gây biến chứng suy thận?

Ở những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu cao hơn rất nhiều so với người bình thường. Nhiễm khuẩn chủ yếu với các loại vi khuẩn Gram âm, chiếm tới 90%. Vi khuẩn di chuyển ngược từ niệu đạo vào bàng quang rồi lên bể thận. Nếu tình trạng nhiễm khuẩn này không được điều trị kịp thời, để lâu ngày dẫn tới suy giảm chức năng thận.

Bên cạnh nhiễm khuẩn tiết niệu, tổn thương mạch thận là một trong những biến chứng về mạch máu hay gặp ở bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường. Với những người bị đái tháo đường, biến chứng xơ vữa mạch cao gấp nhiều lần, làm hẹp lòng mạch và gây thiếu máu đến các tổ chức, trong đó có thận. Sự thiếu máu tới thận lâu ngày cũng là nguyên nhân dẫn tới suy thận mạn tính.

Điều trị thay thế thận ở những bệnh nhân đái tháo đường

Suy thận ở những bệnh nhân đái tháo đường là một quá trình lâu dài, xuất phát ban đầu từ những tổn thương rất sớm của thận, đến giai đoạn nặng hơn thì xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng, xuất hiện đạm trong nước tiểu, chức năng thận giảm nhanh, nồng độ ure máu tăng lên và cuối cùng là thận mất hoàn toàn chức năng. Lúc này bệnh nhân phải chuyển sang giai đoạn điều trị thay thế thận. Trong điều trị suy thận trên những bệnh nhân đái tháo đường, người ta thấy rằng có tới 80% được điều trị bằng chạy thận nhân tạo, 12% được điều trị bằng phương pháp thẩm phân phúc mạc và chỉ 8% được ghép thận.

Phương pháp điều trị thay thế thận ở những bệnh nhân đái tháo đường cũng khác với bệnh nhân mắc suy thận do nguyên nhân khác. Đó chính là thời gian lọc máu cần sớm hơn. Ngay từ khi mức lọc cầu thận giảm xuống còn 15 – 20ml/ phút thì đã phải bắt buộc điều trị thay thế để ngăn ngừa các biến chứng khác.

Hiện nay, để phòng ngừa cũng như cải thiện các triệu chứng của bệnh thận và hỗ trợ điều trị suy thận, nhiều bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược tốt cho thận, tiêu biểu là thực phẩm chức năng có thành phần chính là cây dành dành kết hợp với hoàng kỳ, đan sâm, linh chi đỏ, râu mèo, mã đề,… là một bài thuốc tăng cường chức năng thận, giúp cải thiện các triệu chứng suy thận như: tiểu đêm, phù, thiếu máu, tăng creatinin huyết, protein niệu… và phòng ngừa biến chứng suy thận ở những bệnh nhân đái tháo đường hiệu quả.