Chán ăn, mất ngủ là một trong các triệu chứng do suy thận gây ra. Đây có thể coi là hậu quả của chứng tăng ure huyết. Urê được thận thải ra để giữ cho nồng độ của nó trong máu máu luôn dưới 1 tỷ lệ nhất định là 0,3g/lít, và không bao giờ quá 0,5g/l ở người bình thường. Tuy nhiên ở người suy thận, nồng độ chất này bị tăng cao trong máu.
Chán ăn, mất ngủ ở người suy thận do đâu mà ra?
Chúng ta đều biết, nitơ trong huyết tương là do các nguồn protit sinh ra, các nguồn đó do từ ngoài bổ sung vào (ăn, uống, tiêm thuốc…) sau quá trình chuyển hóa rồi qua gan tổng hợp thành urê. Khi nồng độ ure vượt quá ngưỡng cho phép đã nói ở trên thì sẽ gây ra hội chứng ure huyết cao. Ở suy thận giai đoạn đầu, ure máu tăng ít thường không có triệu chứng lâm sàng, và thường có thể chẩn đoán được qua xét nghiệm nitơ máu. Đến suy thận giai đoạn sau, khi nitơ tăng nhiều, sẽ có một số rối loạn có thể tự nhận thấy trên lâm sàng. Biểu hiện nhẹ thì người bệnh suy thận cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt, trước mặt thấy có “ruồi bay”. Trường hợp nặng vừa, người bệnh suy thận lơ mơ, mê sảng, vật vã. Khi rất nặng, người bệnh suy thận đi vào hôn mê, co giật do phù não, co đồng tử, phản ứng với ánh sáng kém. Hội chứng tiêu hóa gây ra là: ăn mất ngon, đầy bụng, chướng hơi, buồn nôn, tiêu chảy, lưỡi đen, niêm mạc loét… Trên hô hấp biểu hiện: hơi thở có mùi khai, rối loạn nhịp thở, khám phổi thấy có tiếng co màng phổi do nitơ thoát ra ngoài màng phổi gây nên. Hội chứng tim mạch: mạch nhanh nhỏ, tăng huyết áp. Hội chứng chảy máu: chảy máu dưới da, chảy máu tiêu hóa, chảy máu màng não, chảy máu màng phổi.
Đẩy lùi chứng chán ăn, mất ngủ ở người suy thận nhờ thảo dược
Chứng chán ăn mất ngủ ở người suy thận nếu để kéo dài thời gian lâu sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể, sức khỏe dần dần bị suy kiệt, người bệnh vừa bị thiếu năng lượng do thức ăn cung cấp vào bị thiếu, vừa mệt mỏi vì mất ngủ kéo dài, suy nhược thần kinh, đó là lý do tại sao bệnh nhân mắc suy thận đa phần thể trạng đều kém. Do đó, ngoài việc dùng thuốc theo đơn chỉ định của bác sĩ, người bệnh còn phải kết hợp rất nhiều biện pháp khác:
Thứ nhất là chế độ ăn: mặc dù mất hoặc giảm cảm giác thèm ăn nhưng người bệnh rất cần phải tuân thủ chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhạt và lượng đạm, thịt vừa phải.
Thứ hai là chế độ tập luyện: cần chăm chỉ tập thể dục mỗi ngày, đi bộ khoảng 30 phút đến 1 tiếng mỗi ngày sẽ giúp tăng cường sức khỏe, thư thái, ăn ngon ngủ tốt hơn.
Thứ ba là dùng thảo dược: Đây là sản phẩm có thành phần chính từ cây dành dành, cùng nhiều vị dược liệu quý khác như: hoàng kỳ, đan sâm, linh chi đỏ, trầm hương, râu mèo, mã đề,… đây là một bài thuốc tăng cường chức năng thận, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh suy thận và giúp đầy lùi bệnh.