Để cải thiện bệnh suy thận mạn hiệu quả, ngoài việc dùng thuốc thì người mắc cần chú ý đến dinh dưỡng hàng ngày. Trong chế độ dinh dưỡng cho người suy thận mạn cần đặc biệt lưu ý là hạn chế chất đạm. Tại sao lại như vậy? Hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để có lời giải đáp cho thắc mắc này cũng như cách giảm đạm trong khẩu phần ăn của người bị suy thận nhé!
Tại sao người bị suy thận mạn cần hạn chế chất đạm trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày?
Suy thận mạn là những bất thường về cấu trúc hoặc chức năng thận, kéo dài trên 3 tháng và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Đã có trường hợp mất tới 90% chức năng thận nhưng cơ thể vẫn không biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên, khi suy thận đã phát tác ra ngoài thì sẽ chuyển biến rất nhanh và hầu như không thể chữa khỏi hoàn toàn. Đó là lý do mỗi người đều phải luôn quan sát những sự chuyển biến diễn ra trong cơ thể để phát hiện dấu hiệu suy thận càng sớm càng tốt. Suy thận mạn tính là bệnh lý rất nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và có biện pháp điều trị hiệu quả. Ngoài việc tuân thủ chỉ định dùng thuốc, người bị suy thận mạn luôn được khuyến cáo là cần phải chú ý tới chế độ ăn hàng ngày, trong đó có việc giảm chất đạm. Đây là yếu tố then chốt để quyết định chiến đấu tiếp hay dừng bước trước “cuộc chiến” chống lại biến chứng của bệnh.
Khi người bị suy thận mạn có chế độ ăn giảm đạm sẽ giúp kiểm soát tốt lượng tăng ure trong máu, đây là một hội chứng nội khoa. Giảm đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày, chức năng thận sẽ được bảo tồn. Từ đó sẽ làm chậm tiến trình suy thận mạn tiến triển nhanh đến giai đoạn cuối. Không những vậy, việc giảm đạm còn giúp cải thiện các vấn đề như toan chuyển hóa, đề kháng lượng insulin, stress oxy hóa. Bên cạnh đó, việc giảm đạm trong chế độ ăn của người bị suy thận mạn còn giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng, giảm thiểu lượng photpho trong huyết thanh và hạn chế tỷ lệ tử vong.
Cách giảm đạm trong chế độ dinh dưỡng cho người suy thận mạn
Mặc dù người bệnh suy thận cần hạn chế lượng đạm, nhưng cũng không đến mức phải tránh tuyệt đối. Lượng đạm khi đưa vào cơ thể trong chế độ dinh dưỡng cho người suy thận mạn phải luôn giữ ở mức cân đối. Tùy theo mức độ suy thận mà nên có chế độ giảm đạm trong khẩu phần ăn khác nhau. Nếu bị suy thận độ 1, bạn nên bổ sung lượng đạm là 0,8kg. Với suy thận độ 2, lượng đạm là 0,6kg. Ở giai đoạn cuối, lượng đạm là 0,2kg. Trong trường hợp người bệnh lọc máu theo chu kỳ, lượng đạm phải tăng ở mức 1 - 1,2kg/ngày, chia nhỏ thành 4 - 5 bữa ăn. Người bệnh suy thận mạn nên ưu tiên các chất đạm có giá trị sinh học cao (thịt, cá, sữa, trứng). Nếu bệnh nhân kèm rối loạn mỡ máu nên ăn trứng 3 quả/tuần, cách ngày, thịt bò 1 - 2 lần/tuần, cá biển (cá hồi, trích, cá nục,…) 2 lần/tuần. Nên chọn các loại sữa giảm đạm. Những thực phẩm chất bột ít đạm mà người bệnh có thể bổ sung như miến, gạo xay trắng, khoai lang, bún, phở,...
Ngoài việc giảm đạm, chế độ ăn cho người suy thận mạn cần đảm bảo theo những nguyên tắc sau:
- Tăng năng lượng cho cơ thể từ nguồn carbohydrate và các chất béo cần thiết.
- Tăng cường ăn các loại thực phẩm chứa đạm có vai trò sinh học cao. Đồng thời, nên giảm đạm có trong các loại ngũ cốc.
- Giảm bớt lượng kali, natri, photpho bằng cách thái nhỏ thực phẩm ra từng miếng nhỏ. Sau đó, ngâm nước và nấu qua 2 - 3 lần. Cách tốt nhất là chỉ ăn phần cái và bỏ đi phần nước.
- Bệnh nhân suy thận mạn cần quan tâm đến lượng kali, natri và phosphate có trong thực phẩm bằng cách:
+ Giảm mức tiêu thụ muối (chỉ nên sử dụng từ 1 - 3g/ngày). Đặc biệt là không ăn bột ngọt và các loại gia vị chứa nhiều natri.
Người bị suy thận mạn cần hạn chế sử dụng muối ăn
+ Lượng kali mỗi ngày phải tuân thủ ở mức từ 40 - 70mEq/ngày. Đặc biệt, không nên sử dụng quá nhiều các loại thức ăn có chứa hàm lượng kali cao như nho, bưởi, chuối, socola, cà phê sữa. Rau xanh trước khi sử dụng cần phải luộc qua 2 - 3 lần nước.
+ Lượng phospho: Chỉ nên duy trì ở mức từ 4 - 12mg mỗi ngày. Nên bổ sung lượng phospho thông qua việc sử dụng các loại thực phẩm như phô mai, sữa, gan động vật, lòng đỏ trứng gà, trái cây khô.
- Cần đảm bảo cơ thể luôn cân bằng đủ lượng nước cần thiết. Ở giai đoạn sớm của bệnh, không cần phải hạn chế nước. Khi có biểu hiện phù nhiều, đi tiểu ít, người bệnh cần hạn chế uống nước. Còn trong trường hợp bị tiêu chảy, mất nước, nôn mửa thì cần phải bù nước.
Sản phẩm thảo dược – Giải pháp giúp cải thiện suy thận mạn hiệu quả, an toàn
Suy thận là bệnh lý khá phổ biến trong xã hội hiện đại. Nếu chậm trễ trong quá trình điều trị, tình trạng này sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, khi suy thận đến giai đoạn cuối, người bệnh bắt buộc phải chạy thận nhân tạo, rất tốn kém chi phí.
Cùng với các biện pháp kiểm soát chế độ dinh dưỡng kể trên, người mắc suy thận mạn có thể cải thiện bệnh hiệu quả hơn bằng cách sử dụng sản phẩm thảo dược tốt cho thận. Tiêu biểu là sản phẩm có thành phần chính chiết xuất từ cây dành dành. Theo đông y, cành và lá cây dành dành có vị đắng chát, tính hàn, thường dùng để chữa các bệnh liên quan đến thận, suy giảm chức năng thận, điều hòa huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch ở thận cũng như lưu thông máu. Thảo dược này cũng đã có nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả với bệnh suy thận. Trong đó, nghiên cứu được thực hiện vào năm 2017 cho thấy, chiết xuất từ quả và thân cây dành dành chứa hoạt chất có tác dụng bảo vệ thận, ức chế quá trình dịch chuyển biểu mô, trung mô. Do vậy ức chế quá trình xơ hóa thận, chống lại sự mất chức năng của thận, từ đó ngăn ngừa suy thận.
Dành dành được nghiên cứu chứng minh tác dụng tốt với thận
Ngoài ra, sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị suy thận còn có sự kết hợp của nhiều dược liệu quý khác như: Hoàng kỳ, đan sâm, linh chi đỏ, trầm hương, râu mèo, mã đề,… giúp tăng cường chức năng thận, cải thiện các triệu chứng của bệnh thận; Cải thiện vi tuần hoàn thận; Tăng mức thanh thải và khả năng lọc creatinin, ure, acid uric; Ngăn ngừa sự tiến triển thành suy thận. Bên cạnh đó, sản phẩm này còn giúp lợi tiểu, điều hòa huyết áp, bổ thận, bồi bổ khí huyết, tăng cường năng lượng cho cơ thể, cải thiện tình trạng mệt mỏi và thiếu năng lượng, thiếu máu, đáp ứng được mục tiêu điều trị triệu chứng phù, tăng huyết áp của người suy thận.
Trong chương trình “Tư vấn sức khỏe” được phát sóng trên kênh truyền hình Quốc hội, PGS.TS Trần Đình Ngạn cho biết: “Trong dân gian có nhiều vị thuốc rất tốt. Tiêu biểu như dành dành, thảo dược này được nghiên cứu chứng minh có tác dụng làm chậm lại quá trình xơ hóa thận và quá trình biểu mô, trung mô. Đan sâm giúp chống gốc tự do, chống đau thắt động mạch vành, chống đông máu và tắc mạch rất tốt”.
Trong bối cảnh rất nhiều sản phẩm được quảng bá có công dụng với bệnh suy thận, người tiêu dùng cần sáng suốt lựa chọn sản phẩm lâu năm trên thị trường, chứa thành phần chính là dành dành được nghiên cứu chứng minh tác dụng. Đồng thời đã có nhiều người dùng cho hiệu quả tốt, được giới thiệu tại nhiều hội thảo khoa học, sản xuất và phân phối bởi công ty uy tín, có thương hiệu trên thị trường, được nhận nhiều giải thưởng danh giá.
Việc giảm đạm trong chế độ dinh dưỡng cho người suy thận là vô cùng quan trọng để cải thiện bệnh hiệu quả. Thêm vào đó, đừng quên kết hợp dùng sản phẩm thảo dược từ dành dành hàng ngày để thận luôn khỏe mạnh nhé!