Thuốc lợi tiểu giúp đào thải nước và các chất dư thừa trong cơ thể ra ngoài qua đường tiểu, đóng vai trò giảm phù, kiểm soát triệu chứng suy thận. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng cần hết sức cẩn thận, vì loại thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm ảnh hưởng đến thận cũng như sức khỏe. Hiện nay, nhiều người có xu hướng áp dụng các bài thuốc lợi tiểu từ tự nhiên vì tính an toàn. Vậy đó là những bài thuốc nào? Hãy cùng tìm hiểu!
Khi nào thì bạn được chẩn đoán là suy thận?
Thận là cơ quan nằm sau lưng, 2 bên cột sống, ngay phía trên eo. Thận lọc máu bằng cách loại bỏ chất thải và nước dư thừa, duy trì cân bằng muối và chất điện giải trong máu, giúp điều chỉnh huyết áp. Hầu hết các bệnh lý tại thận sẽ làm tổn thương các nephron (một đơn vị cấu trúc của thận), khiến thận không thể loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Nếu không chữa trị, thận có thể ngừng hoạt động hoàn toàn. Khi suy thận đến giai đoạn cuối, người bệnh sẽ phải chạy thận hoặc ghép thận để duy trì sự sống. Mất chức năng thận rất nghiêm trọng và có khả năng gây tử vong.
Các dấu hiệu và triệu chứng suy thận phát triển theo thời gian, bao gồm: Buồn nôn; Ói mửa; Chán ăn; Mệt mỏi và yếu; Các vấn đề giấc ngủ; Thay đổi lượng nước tiểu; Giảm sút tinh thần; Co giật cơ bắp và chuột rút; Nấc; Sưng bàn chân và mắt cá chân; Ngứa dai dẳng; Đau ngực (nếu tràn dịch màng tim); Khó thở (nếu chất lỏng tích tụ trong phổi); Cao huyết áp,… Vì thận có khả năng bù trừ rất tốt, nên ở giai đoạn đầu, bệnh thường không biểu hiện rõ ràng. Đến khi xuất hiện triệu chứng thì bệnh đã nặng. Hãy đi khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường của cơ thể để được chẩn đoán kịp thời, ngăn chặn biến chứng nguy hiểm.
Các loại thuốc chữa suy thận hiện nay
Suy thận mạn tính không thể chữa khỏi, nhưng điều trị có thể giúp kiểm soát các triệu chứng, phòng ngừa biến chứng và làm chậm tiến triển của bệnh. Mục tiêu trong điều trị suy thận là: Giảm tốc độ, ngăn tiến triển đến suy thận mạn giai đoạn cuối; Cải thiện các biểu hiện và triệu chứng của suy thận mạn (Phù, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, thiếu máu,…); Kiểm soát huyết áp, tiết chế đạm, kiểm soát biến dưỡng; Trị bệnh thận, loại bỏ các chất độc thận. Tùy theo nguyên nhân và mức độ suy thận mạn mà sẽ có cách điều trị khác nhau. Hiện nay, lựa chọn đầu tay trong điều trị suy thận là sử dụng thuốc.
Các loại thuốc có thể được chỉ định bao gồm:
- Thuốc chuyển đổi angiotensin - enzyme (ACE) hoặc thuốc ức chế thụ thể angiotensin II giúp kiểm soát huyết áp cao.
- Thuốc statin để giảm mức cholesterol.
- Bổ sung erythropoietin hormone để kích thích sản xuất các tế bào hồng cầu, hỗ trợ điều trị tình trạng thiếu máu.
- Bổ sung canxi và vitamin D để bảo vệ xương, giảm lượng phosphat trong máu.
- Thuốc lợi tiểu giúp duy trì sự cân bằng dịch trong cơ thể, giảm sưng phù. Những tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu cần hết sức lưu ý: Mất cân bằng điện giải, nước, tăng mỡ máu, tăng đường huyết, tăng axit uric, xuất hiện tình trạng tiểu đêm, thậm chí nguy hiểm đến cả tính mạng. Nếu thấy có gì bất thường, người bệnh nên báo cho bác sĩ biết để được thay thuốc khác, chứ không nên tự ý bỏ thuốc.
Cải thiện triệu chứng suy thận nhờ thuốc lợi tiểu tự nhiên
Nếu như sử dụng thuốc lợi tiểu giúp giảm sưng phù - triệu chứng suy thận dễ gây tác dụng phụ thì hiện nay, có nhiều cách giúp lợi tiểu tự nhiên mà bạn có thể áp dụng như liệu pháp thay thế hiệu quả:
- Cần tây: Loại rau này có rất nhiều tác dụng, trong đó cần phải kể đến tác dụng lợi tiểu. Mỗi ngày uống 1 cốc sinh tố cần tây sẽ giúp giảm phù do suy thận.
- Nước chanh: Uống 1 cốc nước chanh ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng, khi dạ dày còn trống không chỉ giúp giải độc cơ thể mà còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong suốt một ngày dài.
- Rau cải: Trong rau cải có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các độc tố có hại ra khỏi cơ thể.
- Bắp cải: Ngoài tác dụng giống như một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên, bắp cải còn giúp chống bệnh ung thư và bệnh về tim mạch.
- Củ cải đường: Rất giàu chất chống oxy hóa và cũng có tác dụng giúp lợi tiểu.
- Dưa chuột: Giúp giải độc cơ thể, giảm thiểu nguy cơ ung thư, tốt cho những bệnh nhân bị đái tháo đường.
- Cà chua: Ăn sống hoặc làm sinh tố sẽ giúp chống lại bệnh ung thư và ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Lượng vitamin dồi dào có trong loại quả này giúp đào thải những chất lỏng dư thừa trong cơ thể ra ngoài.
- Nước ngô non luộc hay nước râu ngô: Sử dụng thường xuyên cũng có tác dụng lợi tiểu (lưu ý không cho thêm muối hoặc đường).
- Nước đậu đen luộc: Ngoài giúp lợi tiểu thì nước đậu đen còn là loại thuốc bổ thận tự nhiên.
- Cháo loãng không cho muối: Chú ý nấu thật loãng và nhừ, không bỏ muối hoặc chỉ bỏ một chút. Không chỉ có tác dụng giống thuốc lợi tiểu, cháo loãng còn rất tốt cho những người làm việc nặng nhọc, ra nhiều mồ hôi.
Hỗ trợ điều trị suy thận nhờ thảo dược
Nếu như sử dụng các thuốc tây y trong thời gian dài sẽ gây hại cho gan, thận thì xu hướng dùng sản phẩm tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị, kiểm soát triệu chứng suy thận lại được các chuyên gia đánh giá cao và nhiều người tin dùng. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng trong thời gian dài để cải thiện một cách tốt nhất tình trạng suy thận mà không lo để lại tác dụng phụ.